Lời Phật Dạy

  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Kinh Phật
  • Niệm Phật
  • Ăn Chay
  • Phật Học
    • Pháp Âm
    • Thuyết Pháp
    • Hình Phật
    • Truyện Phật
    • Nhạc Thiền
    • Phim Truyện
  • Nhân Quả
Trang chủ » Niệm Phật » Những điều Phật tử cần biết khi tụng kinh

Những điều Phật tử cần biết khi tụng kinh

Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Đồng thời để cho tâm và khẩu được hợp nhất vào câu kinh, tiếng Pháp của Phật.

Nên tụng những bộ kinh nào

Theo giáo lý đạo Phật thì tụng kinh là để cầu an và cầu siêu. Do đó, tụng bộ kinh nào cũng được vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng.

Nhưng vì căn cơ của chúng sinh không đều nên chúng ta phải lựa những bộ kinh nào thích hợp với căn cơ và sở nguyện của mình mà tụng đọc.

Thông thường, ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia đều trì tụng những kinh như: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp hoa…

Tuy nhiên nhiều người lại có quan niệm chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng như: cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu lan… cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…

Các quan niệm chọn lựa như thế có phần hay là làm cho tâm chuyên nhất, sẽ được hiệu nghiệm hơn. Nhưng chúng ta không nên quên về mặt giáo lý cũng như về mặt công đức, bất luận một bộ kinh nào, nếu chí tâm trì tụng thì kết quả đều được viên mãn như nhau.

Như thế, tụng kinh nào cũng có lợi ích nhưng điều quan trọng nhất là phải thể nhập được những nghĩa lý trong kinh mà ứng dụng thực hành mới có kết quả. Ngược lại, tụng kinh mà không phá trừ kiêu mạn, thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức.

Mùa Vu Lan báo hiếu, Phật tử tụng kinh Vu Lan để cầu siêu

Tụng kinh ở chùa hay ở nhà tốt hơn?

Mục đích tụng kinh là một phương pháp tu nhằm ôn lại lời Phật dạy, đồng thời để ba nghiệp được thanh tịnh và tụng kinh cũng rất có phước báu, gọi là “minh Phật chi lý” hiểu rõ chân lý của Đức Phật dạy gì trong kinh sau đó áp dụng tu tập theo lời dạy của Phật.

Tụng kinh ở nhà hay ở chùa cũng tốt cả. Tuy nhiên tụng kinh ở chùa sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi lẽ ở chùa có sự trang nghiêm, yên tịnh. Khi đọc kinh dễ chú tâm, không bị ngoại cảnh chi phối. Nhờ vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc kinh, thân ngồi trang nghiêm và ý nghĩ lời Phật dạy. Theo đó, sẽ làm cho Tâm Bồ Đề của việc tụng kinh không có thối chuyển.

Khi tụng kinh ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là việc tụng kinh ở nhà sẽ thiếu một trong ba hình tướng Tam Bảo đó là Tăng (ở nhà chỉ có Phật, Pháp – PV). Do đó sẽ không có ai dẫn đường chỉ lối để mình tu hành.

Mặt khác, về chùa tụng kinh có chư Tăng, có đông Phật tử tụng kinh trầm hùng, tác động mạnh vào tâm thức của mình, làm cho sức mạnh tâm linh vững mạnh, cảm thấy niềm an lạc và tuyệt nhiên sẽ không có hôn trầm, không có giải đãi.

Tụng kinh như nào cho đúng?

Mục đích của việc tụng kinh là để chúng ta tìm hiểu nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy và đem ra áp dụng hành trì trong đời sống hằng ngày.

Cứ 19h tối, các chư Tăng trong chùa lên chùa tụng kinh

Bởi những lời Phật dạy nghĩa lý rất thâm sâu vi diệu, đọc qua một đôi lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Phật dạy.

“Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải nghiêm trang. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho đoan chính. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe” – theo lời Phật dạy.

Thời khóa tụng kinh, thông thường là có hai thời cố định. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà.

Đối với phần nghi thức tụng kinh, trong mỗi quyển kinh ở phần đầu trước khi vào phần kinh văn, đều có chỉ dẫn phần nghi thức. Phật tử có thể y theo đó mà hành trì.

Những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật đều là những lời sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật nói ra. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Đồng thời, ôn lại những lời Phật dạy làm phương châm đời sống hàng ngày để cho chúng ta có thể sống hạnh phúc và an lạc hơn.

5/5 - (2109 bình chọn)

Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.

Các bình luận
  1. Linh

    15/01/2024 lúc 10:28 chiều

    Cho con hỏi là con nằm trên giường chép Chú Đại Bi được không ạ

  2. Nhi

    27/12/2023 lúc 5:43 sáng

    Dạ thầy ơi cho con hỏi là con chép kinh Phật vào buổi trưa có được hông ạ. Dạ con đang làm nghề là giáo viên vì do là mỗi tuần có thứ 7 và CN con ở lại trên Trung Tâm. Vì bình thường trưa 2 ngày đó con rất là rảnh nên hông biết làm gì hết ạ. Và trưa đó con chép kinh Phật con mặc váy dài qua đầu gối có được hông ạ.

  3. minh ngọc

    19/07/2023 lúc 5:46 chiều

    trời mưa tiếng nước mưa rất to gây ồn ào em tụng kinh như vậy có bất kính không ạ

    • Thế Dũng

      23/07/2023 lúc 5:25 chiều

      Theo mình thì miễn bạn đừng chấp niệm và việc mưa to gây ồn, làm phát khởi tâm sân thì không vấn đề gì cả. Chỉ cần mình nhiếp tâm, miên mật trì niệm là được. Chúc bạn tinh tấn.

  4. Lê Bích

    13/11/2022 lúc 10:38 chiều

    Dạ thầy cho con hỏi , con muốn đọc kinh địa tạng , con có 1 quyển trọn bộ , thì mỗi ngày con đọc không hết trọn bộ được, con đọc mỗi ngày từ từ hết trọn bộ kinh được không ạ, hay là mỗi ngày đọc hết trọn bộ kinh ạ
    Nam mô a di đà phật

    • Thích Khả Huệ

      10/03/2023 lúc 2:12 chiều

      Bạn nên đọc từ từ khi nào hết thì đổi sang kinh khác , không nên gò ép bản thân phải đọc hết 1 bộ kinh trong ngày bạn nhé. Nam mô a di đà phật

    • Lệ mật

      20/08/2023 lúc 12:01 sáng

      Dạ thầy ơi con đọc nhẩm bằng đầu cs đc ko ạ

  5. Nguyễn Thị Ngọc Ánh

    08/05/2022 lúc 3:22 sáng

    Thưa thầy, con vừa mới biết về Phật pháp. Nghe bài thần chú tara xanh của lục độ Phật mẫu là lại thấy vui vẻ. Khoa tay múa chân nhảy múa. Vậy con có phạm vào sai trái không ạ? Con cám ơn thầy giải đáp chỉ dẫn cho con.

  6. dinh thi hoa

    07/01/2022 lúc 2:18 chiều

    thầy ơi con dau lưng nhà thì lại k có tượng phật con nằm ở giường tụng kinh địa tàng và chú đại bi dc k ạ .

    • Mỹ Tiên

      27/12/2022 lúc 6:13 sáng

      Theo Thầy Pháp Hòa, nếu mình bị bất khả kháng ko ngồi tụng hay trì được thì vẫn có thể nằm. Công đức vẫn vô lượng nha bạn.
      Ngày trước mình sinh em bé vẫn nằm trì chú Đại bi . Chúc bạn sớm bình phục.
      Đau lưng : sắt nhỏ lá trầu bỏ vô trái dừn để qua đêm, sáng lấy nước uống. Bạn uống thử nha. Rất ok

    • Mỹ Tiên

      27/12/2022 lúc 6:14 sáng

      Theo Thầy Pháp Hòa, nếu mình bị bất khả kháng ko ngồi tụng hay trì được thì vẫn có thể nằm. Công đức vẫn vô lượng nha bạn.
      Ngày trước mình sinh em bé vẫn nằm trì chú Đại bi . Chúc bạn sớm bình phục.
      Đau lưng : sắt nhỏ lá trầu bỏ vô trái dừn để qua đêm, sáng lấy nước uống. Bạn uống thử nha. Rất ok
      Cố lên bạn nhé ! Rất linh nghiệm

  7. Tâm

    13/12/2020 lúc 6:57 chiều

    Dạ thưa thầy cho con hỏi là ở lứa tuổi học sinh thì nên đọc quyển sách kinh nào cho phù hợp ạ ?

  8. Thắng

    01/12/2020 lúc 12:28 chiều

    Việc đầu tiên mà người Phật tử cần làm là phải biết thọ trì kinh nhân quả. Lấy đó mà làm gương soi. Đừng chê trách ai cả.

    • Mạnh Quân

      18/08/2021 lúc 1:08 sáng

      Thưa thầy con tụng kinh vào ngày rằm mùng một có được ko ạ hay ngày nào cũng phải tục kinh ạ

    • Diễm

      28/08/2021 lúc 6:38 chiều

      Da thưa thầy con muốn tung cho chúng sanh vậy phải tung kinh nào ạ

  9. Bui chi thanh

    23/09/2020 lúc 10:07 chiều

    Bach thay con tai kinh cau sieu vao the nho . Roi bat dat len ban tho tai nha nhu vay co aieu do cho gia tien duoc ko a

  10. Hùng

    03/09/2020 lúc 5:39 chiều

    Con muốn mua quyển kinh thì có thể ở đâu ah

  11. Quang Van Hoang

    02/09/2020 lúc 9:44 chiều

    A Di Đà Phật!
    Chúng con đi chùa cũng tụng kinh vào các ngày tuần!
    Kính bạch Thầy giúp con là vào 23 tháng chạp, chúng con và già lão thái vãi nên tụng kinh nào ạ?
    Đệ tử con xin đê đầu đỉnh lễ Thầy đã khai sáng cho chúng con ạ!

  12. Hữu duyên

    12/04/2020 lúc 3:29 chiều

    A di đà phật, nhà bạn Thủy không có bàn thờ phật mà muốn niệm phật, bạn có thể niệm ở bàn thờ gia tiên, nơi trang nghiêm, mặc trang phục chỉnh tề hoặc bạn tìm phía tây để niệm phật bạn nhé
    Nam mô a di đà phật
    Nam mô a di đà phật
    Nam mô a Di đà phật

  13. Nguyen Từ

    04/04/2020 lúc 12:28 chiều

    Bạch Thầy,
    Trong 20 năm qua, mỗi tuần con đến Chùa và dạy các em nhỏ học Việt Ngữ và Phật Pháp (cân bản thôi để gieo hạt bồ đề). Bao nhiêu năm qua, mỗi Chủ Nhật sau 12 giờ trưa là con bị đau đầu đến trưa thứ Hai mới hết nếu nặng hơn là trưa thứ Ba, cho dù con uống thuốc cũng không hết và chỉ đợi tự động hết. Con có để ý theo dõi: thường con ít nói, nên khi dạy các em chắc dùng cơ ở quay hàm nhiều ảnh hưởng đến đầu, con nhờ các em khác dạy thế vài tuần, nhưng vẫn đầu vẫn đau sau 12 giờ. Con ăn chay trường và cũng ít dùng chay ở Chùa, đến giờ ăn con cho các em dùng, còn con thì chuẩn bị bài cho các em ăn xong nghĩ ngơi rồi vào lớp, con nghĩ mìnt thiếu khí huyết nên đau đầu, con thử ăn chung với các em vài tuần, nhưng đầu vẫn đau.
    Nay vì bệnh dịch toàn cầu, chúng con ở nhà dạy trên mạng viễn liên 2 tiếng mõi Chủ Nhật, mấy tuần nay đầu con không đau. Bạch Thầy, vì nhân doyen him nay con lạc vào trang web nầy. Thầy biết nguyên nhân gì hoặc nghiệp duyên gì không. Tuy càng ngày càng năng hơn, nhưng con vẫn không bỏ các em. Con cám ơn Thầy mong Thầy hoan hỷ minh thị cho con.

    • Nguyễn Thị Thu cúc

      20/08/2021 lúc 10:17 sáng

      Thầy ơi cho con hỏi mình tụng kinh vào buổi trưa có bị quỉ thần Theo phá không ạ

    • Huyền

      20/09/2023 lúc 4:09 chiều

      Mình nghĩ có thể là oán thân trái chủ, oan gia trái chủ ngăn cản, bạn có thể lên Youtube tham khảo tìm Sám hối oan gia trái chủ trên thân bản đầy đủ của Ân sư Hoà thượng Tịnh Không nhé. Mong sẽ giúp được bạn, hoan hỉ ạ!

  14. Diem

    31/03/2020 lúc 7:48 chiều

    Có kinh địa tạng.

  15. thu

    07/02/2020 lúc 8:56 sáng

    Nguyễn Thị Kim Chi ơi khổ thân quá
    có ai đó giúp được Chi không?

  16. Nguyễn Thị Kim Chi

    12/11/2019 lúc 5:57 sáng

    Khi ngủ, tôi hay giật mình như bị ai đó giật tay, kéo chân,người nhột nhạt, tê gần đây!
    Vì sợ, vì hay thấy những bóng hình mờ ảo trăng trắng như dáng người lướt ngang trong nhà, tôi lại càng bật mở để bắt kinh nghe nhiều hơn….
    Tình trạng trên không thuyên giảm,tôi tụng kinh chú đại bi cùng dì tại nhà để hy vọng nhà không còn hiện tượng lạ, thì lại càng tệ hơn….! Chúng tôi nghe thấy nhiều tiếng như tiếng người niệm theo kinh chú đại bi.
    Nếu tôi và dì ngừng đọc,tôi và dì lại nhiều lần nghe giọng tiếng cả một đám người vang văng vẳng ồn ào la hét tụng kinh bên tai khi ở trong nhà! Tôi và dì đều rất mệt mỏi,nói ra người ta sẽ nghĩ chúng tôi bị điên mất, bác sĩ cũng chẳng giúp được cho tôi đâu…. Tôi biết……
    Tôi đang sống từng ngày trong bất an, tôi ngủ ít vì sợ, vì giật mình!
    Nhà chỉ có ngoại, tôi và dì,tôi rất tỉnh táo về các điều kì dị khác thường mà mình trải qua trong một năm gần đây kể từ khi dì tôi bắt đầu đem máy tụng kinh về mở liên hồi ngày đêm trong nhà!
    Do cậu ba tôi cả, cậu bảo mở ngày đêm trong nhà rất tốt, thế là câu “a di đà phật ” luôn lồng lộng trong nhà tôi từ cái máy,…..
    Độ sau vài tháng,dì lẫn tôi bắt đầu trải nghiệm những tiếng người lạ xì xầm nửa đêm dù nhà vẫn ngoại, tôi và dì. Khi có thêm dì út lên ngủ cùng,dì út thì ngược lại chẳng nghe được gì….
    Rồi dần sau này, dù ban ngày ban mặt vào giữa trưa, dì út thấy các bóng ma màu trắng lướt ra vào phòng chúng tôi !
    Mẹ tôi đem bữa sáng cho ngoại mỗi sáng, mẹ cũng thấy một bà áo đỏ đi vào nhà, mẹ chạy đúng theo sau đến sân sau nhà thì bà ta biến mất,….
    Nhà tôi nghèo lắm, tôi chỉ muốn nương vào câu kinh phật để xua đi những hồn ma vất vưởng trong nhà tôi….
    Nhưng không thể, tôi có sự đánh mất niềm tin nơi phật là thật, tôi sợ tiếng kinh vì càng tựa nương nghe thì càng thấy ma và nghe ma nói chuyện….
    Ừ, tôi không mong ai tin mình, cũng không ai giúp mình, cứ cho tôi là kẻ điên nếu ai đó đang đọc nội dung này đi….
    Còn nhiều chuyện lạ lùng và lộn xộn, tôi vẫn chưa thể nói hết tại đây….
    Tôi nói rất ít thôi….

    • Yuhe

      19/02/2020 lúc 5:16 chiều

      Dạ trường hợp của cô cháu nghĩ là do các vong trong nhà nghe tụng kinh nên tụng theo, điều đó cháu nghĩ là tốt chứ không xấu, vì mình đang giúp cho các vong linh tu tập, khiến cho họ hướng theo Phật pháp. Cô và mọi người trong nhà cứ kiên trì tụng đọc một thời gian thì những việc đó sẽ bớt dần, ngày ngày trước khi đọc kinh thì cô nên khấn các vong linh và ông bà tổ tiên cùng tụng đọc với mình, khấn các chư phật gia hộ, sau khi đọc xong nên hồi hướng công đức đó cho các vong linh đó sớm được siêu thoát. Đạo Phật luôn hướng đến sự từ bi cho mọi chúng sanh nên mình phát tâm từ bi giúp đỡ những vong linh đó thì đó là điều rất tốt và cô cùng gia đình sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp.

      • Ling

        15/08/2021 lúc 5:10 sáng

        Chính xác luôn. Cứ tụng đi tích phúc bạn ạ !

      • Tuyen

        02/09/2021 lúc 4:54 chiều

        Bạch thầy, chị họ con vừa mới mất, con muốn tung kinh địa tạng cho chị của con tại nha, lúc 7, 8 g tối, vi ban ngày con đi làm, vậy có được không thầy.
        A di đà Phật
        A di đà Phật
        A di đà Phật

    • Mạc Đăng Trung

      12/06/2020 lúc 5:48 chiều

      Cháu ở đây ,nếu bác cần,xin hãy liên hệ qua fb :
      https://www.facebook.com/IamSkyLight
      hoặc gọi cho số điện thoại : 0965327388.
      Xin hãy giữ vững tinh thần,mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi,niềm tin của bạn rất quan trọng,đừng đánh mất nó chỉ vì bạn hiểu sai ý
      Để cháu giải thích qua cho bác theo cách cháu hiểu nhé :
      – Đầu tiên khi bạn tụng kinh,các vong hồn chúng sinh cũng sẽ nghe được và hướng tới nghe kinh,dĩ nhiên có nhiều ác linh tà linh sẽ phá hoại vì muốn nghe tiếp,hoặc do tâm bạn quá yếu ớt,nhiều tà niệm,tín tâm không đủ khiến chúng dễ khai thác điểm yếu nhằm quấy phá. Và Chúng Sinh rất nhiều người thích nghe kinh phật,chứ không phải sợ kinh phật,vì phật là đạo từ thiện,không tiêu trừ diệt sát ai mà muốn chúng hướng thiện,phổ độ chúng sinh.
      – Có thể do địa thế nơi bác ở không tốt,khiến mật đồ vong linh nhiều hơn bình thường,hoặc do trong nhà bạn có nhiều người có nghiệp lực quá sâu dày dẫn tới nhiều vong hồn tới như vậy.
      Xin hãy mạnh mẽ,vững tâm.
      – Chú đại bi hay kinh địa tạng lại càng là những kinh hướng về cõi âm,mà lòng bác đang quá lung lay thêm tình trạng vong lình dầy như vậy nên rất nguy hiểm.
      – Cháu khuyên bác là nên tập thể dục thể thao cải thiện tình trạng thể chất một chút nếu có thể.
      – Mục đích tụng kinh của bác vốn đã SAI TỪ ĐẦU, kinh là để phổ độ chúng sinh chứ không phải xua đuổi chúng,bác nên giảm mật độ tụng và máy tụng xuống,cố chịu qua thời gian đầu vì nhiều chúng sinh tà ác đã quá ỷ lại vào việc nghe nhà bác tụng hay máy nhà bác bật Bác cũng cần thay đổi suy nghĩ,nhiều chúng sinh không hề muốn hại nhà bác,họ chỉ là những người khốn khổ không lối thoát,bác nên thấu cảm cho họ,thương xót họ,giải thích cầu nghiêm túc.
      – nên tụng thêm TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN
      Án Lam. (21 lần)

      VĂN THÙ HỘ THÂN CHÂN NGÔN
      Án si lâm bộ lâm. (7 lần)

      LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN
      Án ma ni bát minh hồng. (7 lần)
      trước khi tụng kinh,hoặc thắp hương mời thổ công thổ địa,cúng thần nhằm bảo vệ gia chủ. Các hộ thần hay thương xót nên để chúng vào nghe kinh nhiều ác vong gây hại lọt vào.
      – Bác không điên và cháu đã một mình trải qua nhiều chuyện như thế từ năm 13 tuổi,cháu đã gần như muốn tự sát ,giờ cháu 21 tuổi và cháu đã nắm vững được khả năng của mình. Tuy đôi khi là nhũng cơn lạnh gáy và ác mộng bất tận nhưng phải kiên trì mạnh mẽ mà sống.
      Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

      • Yến

        01/08/2021 lúc 10:05 chiều

        Cháu nói rất hay và đúng

    • Nam mô A Di Đà Phật

      26/07/2020 lúc 12:30 sáng

      Ma chướng đó bạn,mình trải qua rồi. Sau lần đó mình nhạy với bọn nó hơn, bạn kể một cái mà mình cảm đc bọn nó luôn nhưng mình k sợ vì bọn nó k có thật. Bạn đang bị vậy nên đừng tìm hiểu sâu về điều này. Giờ bạn cần tìm các chú của phái Mật Tông trì tụng kèm nếu k để lâu nguy hiểm lắm vì ảnh hưởng đến thần kinh của ng trì tụng. Có lẽ bạn sẽ hợp tiêu tai cát tường thần chú, như ý bảo luân vương đà la ni và nhiều chú mầu nhiệm khác. Trì tụng các chú ít nhất 108 lần sẽ rất tốt. Chứ Bạn trải qua giai đoạn đó rồi thì sẽ hiểu kinh bạn đọc sâu cực. Nên có đầy đủ Phật Pháp Tăng để hiểu sâu kinh tạng bạn nhé. Đọc nên có minh sư chỉ dạy thì sẽ k bị loạn. Đọc tại nhà thiếu sư tăng nên thiếu một phần quan trọng khi học Phật giáo. Đừng sợ và cứ tin vào Phật, tuyệt đối k đc lung lay niềm tin, nhất định bạn sẽ được độ tới.

    • Lại

      05/08/2020 lúc 2:42 sáng

      Chào Kim. Mình đã đọc bình luận của bạn và sẽ giới thiệu một người sẽ giúp bạn. Xin bạn hãy gọi cho mình nhé. 0376233123 Lài

    • Thuy Woodman

      24/06/2021 lúc 1:41 sáng

      Bạn Kim Chi!
      Việc thấy những bóng người lướt đi trong những nơi mình ở thì tôi đã từng thấy từ khi còn nhỏ, trải qua cũng hơn 50 năm rồi tôi thấy bình thường vì ông bà mình có câu ‘Đức trọng, quỉ thần kinh’. Câu này có nghĩa là nếu mình sống đúng với lương tâm và hàng ngày làm những điều tốt thì người âm không ai hại mình được.
      Trở lại vấn đề bạn đề cập trên đây là khi mở kinh thì các tiếng niệm cũng hưởng ứng, theo các bài hoằng pháp của các thầy Thích Quảng Đức, thầy Thích Pháp Hoà , thầy Huyền Diệu.. mà tôi hay nghe thì những người âm hay cả quỉ thần về nghe kinh đều tốt cho cả âm dương.
      Tôi đề nghị bạn hãy thực hiện việc tụng kinh/ đọc kinh như đã được các cao tăng hướng dẫn, tức là việc đọc tụng kinh trong sự bình tĩnh tự tin, bàn thờ được chuẩn bị trang trọng sạch sẽ có đủ 5 thứ cơ bản là hương/ nhang – đèn/ nến – nước sạch – hoa tươi – trái cây (không cần phải có mâm cao cỗ đầy nếu điều kiện kinh tế giới hạn & không cúng mặn), sau khi kết thúc việc đọc tụng thì hồi hướng cho tất cả mọi người và tất chúng sanh. Trước và sau khi cúng và tụng đọc kinh, bạn khấn ‘những người âm: nếu mọi người muốn ở lại nghe và cùng đọc tụng kinh thì xin giữ yên lặng và không nên quấy động cuộc sống của gia đình chúng tôi’.
      Các bản kinh cần nên đọc tụng là kinh Địa Tạng – kinh Dược Sư – phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thần chú Đại Bi, thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Bạn cần tham khảo các Đại Sư nếu chưa hiểu rõ, tôi chỉ là đệ tử và chia sẻ kinh nghiệm với bạn những gì tôi biết.

      • Hàpham

        25/07/2021 lúc 1:41 chiều

        Dạ con mn ạ. Con đã trót dại lỡ bỏ thai nhiều lần. Và giwof con thấy hối hận lắm ạ. Con muốn sám hối với các thai nhi con đã trót bỏ . Thì con nên đọc kinh gì a?? Nam mô a di dà phật

        • Thuỷ

          13/09/2021 lúc 7:31 chiều

          Theo em tìm hiểu được thì chị nên vào buổi sáng lạy sám hối với tâm chí thành, tối đọc kinh dược sư 108 biến. Chị có thể vào youtube để tìm hiểu thêm lạy sám hối vong linh thai nhi ạ

        • Khương

          08/01/2023 lúc 11:11 chiều

          Bạn đến Chùa Di Lặc ( đường Bình Long, gần nghĩa trang Bình Hưng Hòa,quận Tân Bình) ngôi chùa chuyên về cầu siêu cho thai nhi, vong linh…được nhiều người mọi miền đất nước hội về để cầu siêu !

    • Mỹ Hạnh

      30/08/2022 lúc 4:19 chiều

      Dạ cô có thể tham khảo kênh Youtube của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh để tìm sự trợ giúp xem sao ạ.

  17. Nguyễn Thị Kim Chi

    12/11/2019 lúc 5:39 sáng

    Xin chào.
    Tôi muốn hỏi: khi bắt kinh trong nhà,tôi thường nghe nhiều tiếng người lạ vang vang niệm theo kinh gần bên tai, dù trong nhà chẳng có một ai ngoài ngoại và tôi, dù xung quanh nhà vắng vẻ, dù là đêm hay ngày, dù tôi bắt loại kinh trừ tà nào như kinh lăng nghiêm, vvvv!
    Tôi rất hoang mang,…. Tôi có nên bắt kinh nghe tiếp không?

  18. HUỲNH THỊ KIM ANH

    04/11/2019 lúc 10:38 sáng

    Kính thưa Thầy con lớn tuổi rồi cẳng chân con đau không cưới xuống hay cong lại được cho nên khi con đọc chú Đại Bi và Thập chú lúc 12g trưa con thường ngồi ghế và gác chân lên ghe thấp vì tê và bức rức con đọc ra tiếng nhỏ và những khi con lần chuổi hoặc đoc chú trong ngày con thường đọc trong tâm có được không ạ? xin cho con được biết

  19. Lê Thị Liễu

    18/09/2019 lúc 9:57 chiều

    A Di Đà Phật!

  20. Nguyễn thành công

    22/04/2019 lúc 8:13 chiều

    Dạ thưa thầy chỉ cho con cách tụng kinh cách để mình trì hoãn sự ham muốn dục vọng và tính tình nóng nảy con muốn tu người như đầu óc con cứ nghĩ những y nghỉ xấu trong đầu con xin thầy hãy mở lòng từ bi chỉ dạy giúp con thoát cảnh đời dục vọng này với. Năm mô a di đà phật.

  21. Thu Hằng

    15/03/2019 lúc 8:32 sáng

    Dạ thưa thầy !
    Mỗi khi tụng kinh là con ngáp . Có khi nước mắt , nước mũi chảy ra luôn . Có hôm thì nổi da gà . Nhưng không thường xuyên . Kính mong thầy giản giải thêm cho con được rõ ạ . Nam mô a di đà phật 🙏🙏🙏

  22. huong

    05/03/2019 lúc 2:40 chiều

    Thưa thầy,khi lên giường ngủ con có thể bật mạng mở kinh địa tạng để các con của con cùng nge với con được không ạ.

  23. Tiến

    28/01/2019 lúc 8:04 chiều

    Kinh thua Bon Su!
    Than con bao nam qua da lam rat nhieu dieu sai trai va co toi. Nay con rat an nan hoi han va qua Phat, Phap con da hieu va muon thoat u minh cua bao nam nay. Hang ngay con thuong tung niem Chu Dai Bi. Nhung do cong viec cua con khong duoc on dinh, tuy nhien ban than muon tung kinh sam hoi cho nghiep cua ban than. Con cung kinh xin Bon Su chi day cho con nen tung vao thoi gian nao cua ngay 14 va 30? Con phai tung kinh gi cho dung? Va con co the tung kinh sam hoi tai nha duoc khong thua Bon Su?
    Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat.

  24. hongvan

    01/09/2018 lúc 4:31 chiều

    Da thầy cho con hỏi ạ: con phát nguyện tung 49bo kinh địa tạng. Con đã tụng được 22 bộ va gio con khong tụng nữa. Như vậy có bị phạt ko ạ. Xin thầy giúp con

    • Ngoc Nhung Anh

      16/04/2022 lúc 1:10 sáng

      Chị hãy tiếp tục duy trì đến hết đi ạ, phải cố gắng hoàn thành không gián đoạn ạ. Lời đã phát ra không thể thu hồi, nữa là chị đã phát nguyện trước Ta Bảo thì làm sao không có tội được.
      Tuy nhiên, Phật cũng rất từ bi với tất thày chúng sanh. Chị nên sám hối một cách chân thành, và nêu rõ lý do mà chị không thể tiếp tục như đã phát nguyện. Bên cạnh đó, chị cầu xin sự gia trì của Ơn Trên để cho chị có đủ thời gian, nghị lực mà hoàn thành bổn nguyện của mình, giữ uy tín với Phật và chúng sanh chị ạ.
      Nam mô a di đà Phật 🙏
      Thân ái! 🌹

  25. hongvan

    01/09/2018 lúc 11:22 sáng

    da thưa thầy, con có phát nguyện tụng 49 bộ kinh dịa tạng, con da tụng dược 22 bộ, nay con không tụng tiếp nữa thì như vậy có bị phạt không ạ. Xin thầy giúp con

  26. Cua kì cục

    21/06/2018 lúc 9:23 chiều

    Nếu kinh dài quá khó thuộc thì mình vừa xem điện thoại vừa đọc kinh hả Thầy.

    • Ngoc Nhung Anh

      16/04/2022 lúc 1:16 sáng

      Đọc Kinh không phải mục đích để thuộc, mà là để hiểu trong Kinh, Phật đã nói gì, dạy gì bạn ạ.
      Bạn nên có thời khoá nhất định và thỉnh một bộ Kinh phù hợp với căn cơ của mình và huân tập, lâu dần thời gian miên mật thì rồi bạn cũng sẽ thuộc lòng thôi.
      Thân chúc bạn tinh tấn! 🌹
      Nam mô a di đà Phật 🙏

  27. trần chi

    16/09/2017 lúc 8:07 chiều

    cho con hỏi chồng con là 1nguoi khẩu miệng vô tâm tâm thì không có gì nhưng miệng thì hay nói bạc mồm vơi bố mẹ va vô tâm vơi vợ nhưg lại rất tín ạ mà ra ngoài hay lăng nhăng nữa cháu không muốn chồng cháu tạo thêm tội cháu muốn tìm 1cuon kinh để cho chồng cháu đọc để dần thay đổi tính cách và la 1nguoi tôt sông có ý nghĩa xin giúp cháu

  28. ChathaTea

    01/07/2017 lúc 11:27 chiều

    Xin thầy chỉ giáo giúp cho con, con không thuộc kinh sám hối diệt tội. Nhưng con mở trên YouTube nghe và ngồi chỉ khi nghe gõ chuông thì con cúi đầu lạy niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Năm Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Như vậy con có tội không?

    • Ngoc Nhung Anh

      16/04/2022 lúc 1:21 sáng

      Tội thì không có, nhưng phước – huệ thì không sanh bạn ạ.
      Bạn nên thỉnh một bộ Kinh phù hợp với mình , chuyên tâm trì tụng thì sẽ có kết quả, và lâu dần bạn sẽ thuộc lòng cả cuốn.
      Nam mô a di đà Phật 🙏🙏🙏
      Thân ái! 🌹

  29. Loan Nguyễn

    23/05/2017 lúc 9:23 sáng

    Dạ thưa thầy! Thầy cho con hỏi con muốn tụng kinh để cho con cái con thì con nên tụng kinh nào ạ? Con cảm ơn thầy ạ!

  30. Ngô Chí Trung

    25/04/2017 lúc 3:00 chiều

    Dạ, cho con xin hỏi: Tụng kinh là để khai tâm trong sáng, học theo lời Phật dạy..Vậy có 1 số kinh mà chỉ đọc phiên âm từ tiếng Phạn, có khi thuộc lòng nhưng lại không hiểu ý nghĩa, vậy làm sao để học theo được. (Ví dụ như Chú Đại Bi con thường thấy người ta đọc rất trôi chảy nhưng lại không hiểu)…Nếu chủ động tìm hiểu thì có bài chú giảng…Vậy có kho tài liệu nào đã dịch ra những bộ kinh này để có thể hiểu ngay khi đọc không ạ ? Con chân thành cảm ơn!

  31. Toàn

    24/12/2016 lúc 1:24 chiều

    Mẹ con lên chùa đi xin phước lành nhưng hiếm khi cúng Phật. Ở nhà hằng ngày xin phước lành nhưng không mấy khi đọc kinh. Nếu như vậy có được không thưa thầy ?

  32. hoaivan

    28/11/2016 lúc 11:09 chiều

    A di đà phật, Thầy ơi cho con hỏi? con vừa mất cậu con trai 17 tháng, 35 ngày con quy cháu lên chùa, bây giờ con tụng kinh cầu siêu cho con của con thì như thế nào ạ

    • nga

      11/11/2019 lúc 12:52 chiều

      minh co kinh a di da cua Thay Thich Trung Dao cung cau sieu cho cuu huyen that to ai muon thinh kinh ib cho minh nhe 0987966518 nga

    • phuongnga

      11/11/2019 lúc 12:52 chiều

      minh co kinh a di da cua Thay Thich Trung Dao cung cau sieu cho cuu huyen that to ai muon thinh kinh ib cho minh nhe 0987966518 nga

  33. truc

    27/11/2016 lúc 12:14 chiều

    Cho hoi con muon tim bai kinh co cau” cơ đại khảo gập ghềnh bước đạo. Người thựcthi hoai bão nhơn sanh. Còn nhưng câu còn lại con kh nhớ mong dc tim giup

  34. Hạ đàm

    10/10/2016 lúc 2:03 chiều

    Cho con hỏi. Con tu mật pháp chuẩn đê. Trước đây con hay tụng kinh vào buổi tối. Bàn thờ chỉ có hương hoa trái cây. Giờ con đổi sang buổi trưa 11h con in chén cơm và thay nước hằng ngày để cún phật. Và ngày nào con cũng cúng ngọ rồi đọc kinh chuẩn đề luôn có được ko a

  35. Huynh

    04/10/2016 lúc 5:07 chiều

    Trong giáo lý đức Phật có dạy Pháp môn “Tứ bất hoại Tịnh” để hàng cư sĩ và tu sĩ tu hành.
    Trong pháp môn này, có niệm Phật, Pháp, Tăng, giới.
    Niêm Phật : Là làm theo Phạm Hạnh của Phật – giới luật tạo nên Phạm Hạnh của người tu sĩ – giới luật ở đâu, trí tuệ ở đó, (chứ không phải ngồi đó niệm A Di Đà Phật!)
    Niệm Pháp: Thực hành theo các pháp của Ngài.( Chứ không phải tụng kinh, sám hối)
    Niêm Tăng: Sống như Phạm Hạnh của Tăng, đoàn kết như Tăng đoàn thời Đức Phật ( Chứ không phải niệm tăng là cúng dường chư tăng…)
    Niệm Giới: Dựa và giới luật của Phật mà ly dục ly ác pháp ( Chứ không phải là ngày rằm hoặc 29,30, đem giới luật ra tụng)
    Đạo Phật là đạo dùng tự lực ( dùng chính năng lực tu hành của mình), chứ không dùng tha lực( Cầu mong, phù hộ)

  36. Thảo Linh

    30/09/2016 lúc 3:36 sáng

    Thưa thầy con thường mở điện thoại và nằm trên giường đọc chú đại bi và kinh sám hối trước khi đi ngủ, vì con ở tập thể k có khả năng lập bàn thờ phật. Bạch thầy cho con hỏi đọc kinh như vậy có được không ạ. Con cảm ơn thầy.

  37. Lan Phương

    26/09/2016 lúc 3:47 chiều

    Thầy cho con hỏi ở nhà mỗi sáng lúc 6 – 6h30 con thường tụng kinh Phổ môn trước bàn thờ thổ công có được không ạ hay cứ phải tụng buổi tối mới được ạ ?

  38. Lan Phương

    26/09/2016 lúc 3:44 chiều

    Thầy cho con hỏi trước khi giỗ vong linh người mất có lên tụng kinh không và nếu có thì tụng kinh gì ? Khi bắt đầu vào tụng chỉ thắp hương thôi chứ khoing khấn vái gì sao ? Nếu có thì phải khấn những gì ạ ? A Di Đà Phật !

  39. Cẩm

    09/09/2016 lúc 12:50 sáng

    Cho con hỏi nếu con tải kinh Phật trên mạng về rồi đọc trên điện thoại có được không? hay con chỉ nên đọc kinh bằng sách? vì điện thoại lúc nào con cũng đem theo bên mình và có thể đọc kinh bất cứ lúc nào. Con xin cảm ơn rất nhiều. Nam Mô A Di Đà Phật.

    • Thuy Woodman

      24/06/2021 lúc 1:14 sáng

      Tôi hiện đang dùng các bản kinh chú trên mạng để tụng niệm và thấy an lành nên bạn có thể dùng cách đó cũng ổn.

  40. Pham Yen

    01/09/2016 lúc 12:38 sáng

    Nha con chua co ban tho Phat. Toi khuya hoac sang som con muon tungChu dai bi truoc ban tho gia tien thi co phai len huong ko ah. Con nghe noi len huong vao buoi toi va ban dem ko tot co Phai ko ah? Mong thay chi gium con

    • Nguyễn văn đủ

      14/10/2021 lúc 3:19 chiều

      Tôi muốm biết nội dung hỏi của Phan Yến

  41. Chu Thị Hồng

    31/08/2016 lúc 11:27 sáng

    Cho con hỏi ah.
    Dạo này con hay đọc kinh Chú Đại Bi nhưng con lại không biết đọc ở nhà có được không vì con thuê trọ không có ban thờ ngồi trên giường hay dưới nhà đọc được không ah.
    Mà con đọc rồi lúc nào tâm cũng muốn đọc nhiều khi ngủ cũng nhớ mấy câu rồi tự nhẫm trong đầu có mắc phải lỗi gì không.
    Ở nhà con không biết nên toàn mặc đồ q.ao ở nhà rồi ngồi đọc theo tâm nhưng mấy hnay con tìm hiểu thì thấy là phải trang nghiêm con có mắc tội không ah.
    Xin thầy cho con biết ah.

    Con xin cảm ơn

    • nga

      11/11/2019 lúc 12:49 chiều

      duoc nha ban

  42. Thiện Định

    10/08/2016 lúc 6:43 chiều

    Cho con xin hỏi ?
    Trước đây có 1 vị thầy nói với con tụng kinh là để tâm thanh tịnh, còn muốn hiểu kinh và áp dụng lời phật dạy thì đem kinh ra mà đọc, nghiên cứu, suy nghẫm,áp dụng chứ lúc tụng kinh thì đâu đủ thời gian cho mình suy nghẫm.
    Con luôn thắc mắc là mình tụng kinh là để hiểu kinh và áp dụng, hay là chỉ tụng bằng miệng còn tâm thì không suy nghĩ gì cả, cúi mong Thầy giải đáp thắc mắc con cho, Xin cám ơn thầy

    • Mạc Đăng Trung

      12/06/2020 lúc 5:30 chiều

      Khi tụng kinh bằng miệng thì tâm cũng phải suy nghĩ về kinh ,tập trung vào nó,dần dần để thấu hiểu kinh chứ không phải đọc bài như một con vẹt sẽ không có ý nghĩa quá nhiều.
      Một lần không hiểu,hai hay ba lần không hiểu ,nhưng mình tin là nếu trong thời gian dài dần bạn sẽ tự khám phá ra ý nghĩa của kinh đó. Hoặc đi thỉnh giáo người khác giải nghĩa cho. Lời của thầy kia cũng không hề sai.
      Nam mô a di đà phật

  43. Gin

    31/07/2016 lúc 9:57 chiều

    Chào bạn, tâm bạn chưa thể tập trung nên là như vậy, bạn có thể học cách tập trung và điều hoà nhịp thở, kính chúc bạn mỗi ngày đều vui vẻ, nam mô a di Đà phật

    • Lê Như Ý

      21/07/2017 lúc 12:07 sáng

      Thưa thầy ! Tụng kinh vào lúc nửa đêm (12)h có tốt không thầy.

  44. Hương

    25/07/2016 lúc 2:34 chiều

    Con muốn hỏi thời gian tri tụng của con thường ít nhất từ 22h. Vậy tầm đó con tụng kinh gì? Niệm ra sao cho đúng.
    Con nghe kinh thì thích lắm

  45. Thy

    25/07/2016 lúc 10:58 sáng

    Thưa thầy, con hiện tại đang bệnh, cả về thể xác lẫn tinh thần.

    Xin thầy bày giúp con bài kinh niệm phật đọc hàng ngày ở nhà để tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, giờ con đang rất buồn và suy sụp.

    Con cảm ơn thầy

    • Trán thi kim ngoc

      11/09/2016 lúc 10:44 chiều

      Ban dang bi binh gì ? Day la Sđt cua minh . 0199904089 , minh co the giúp ban . A DI DA PHAT

    • Mạc Đăng Trung

      12/06/2020 lúc 5:27 chiều

      bạn nên đọc tu kinh dược sư. Hãy coi mọi khó khăn chính là thử thách và nhân quả mình phải trải qua để mọi thứ tốt đẹp hơn. Tích cực hướng thiện,kiên trì,mạnh mẽ. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

    • Thuy Woodman

      24/06/2021 lúc 1:10 sáng

      Bạn tìm đọc kinh Địa Tạng – Kinh Dược Sư – Phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa để hiểu rõ mình đang mắc kẹt ở trong tình thế nào, rồi lựa chọn bản kinh thích hợp để tụng niệm.
      Đây là kinh nghiệm của tôi trên con đường tìm học Phật Pháp vì nơi tôi ở xa chùa và Tăng Ni.
      Hy vọng bạn thấy sự lựa chọn của mình sau khi đọc Kinh.
      Xin lưu ý: Đọc tụng kinh sám hối sáu căn cũng cho bạn thấy ba nghiệp – sáu căn của bản thân mình cần được phải rửa sạch…

  46. Nguyễn Vũ Anh Đào

    22/07/2016 lúc 7:37 chiều

    Mẹ con theo đường linh Bác Hồ. Có cho con một quyển kinh để đọc. Nhưng k may con lỡ dọn nhầm và bán giấy vụn ( Thực sự là con k cố ý ) . Mẹ bảo con làm mất quyển kinh ấy sẽ khổ cả đời. Và dạo gần đây con thấy mọi chuyện k được xuôn sẻ. Con phải làm sao ạ ?

    • Mạc Đăng Trung

      12/06/2020 lúc 5:26 chiều

      theo ý kiến của mình thì bạn nên tích cực làm việc thiện,tâm vô quái ngại,trong lòng hối lỗi,không ai trách bạn vì sự vô ý cả. Tín niệm có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mình,bạn tin là mình sẽ gặp khó khăn thì mọi chuyện sẽ khó khăn hơn.Thậm chí có thể bạn đang đúng đợt xui rủi.Bạn nên thả lỏng bản thân và tiếp tục tụng tu,sống tốt đẹp,hướng thiện,giúp đỡ người khác.

  47. nguyễn thị bùi

    22/07/2016 lúc 9:31 sáng

    thưa thầy: hàng ngày vào buổi tối con cũng thường xuyên tụng kinh trước bàn thờ (Mẹ quán âm bồ tát). con tụng kinh sám hối trước sau đó đến kinh cầu an và kinh A di đà hoặc chú đại bi.
    Vậy cho con hỏi: con tụng như vậy có đúng không ạ ( cần tụng kinh nào trước, kinh nào sau).

    • Thùy

      04/03/2021 lúc 1:16 chiều

      Cho con hỏi chút ạ . con đi xem thì có biết là cuộc đời con phải đi 2 lần đò ạ , con có một cậu con trai hay ốm đau đi viện suốt , con củng bán khoán rồi ạ . giờ con muốn tụng kinh tại nhà để cầu sức khỏe . cong viêc. Và duyên phận của vợ chồng con ạ . vậy con nên đọc kinh gì ạ

  48. Thương thảo

    20/06/2016 lúc 4:59 chiều

    Thưa thầy,con mới 17 tuổi, gần đây đang tìm hiểu và tin vào phật. Không hiểu sao mỗi khi tiếp xúc với phật như đọc kinh hay vào chùa hay có người giảng giải phật pháp cho, con thường đau đầu ,khó chịu. Có phải là con không có duyên với phật, hay nghiệp chướng của con quá lớn

    • Linh

      08/10/2016 lúc 10:17 chiều

      Bạn có duyên với Phật thì mới nghe thấy danh hiệu Phật, mới tiếp xúc với pháp. Yên tâm đi, bạn không sao đâu, hàng ngày bạn hãy niệm Phật và cố khiến tâm tỉnh táo và thanh tịnh, tai nghe tiếng niệm Phật. Nếu thấy quá sức và đầu đau thêm thì hãy ngưng lại một lúc cho cơn đau giảm xuống và niệm tiếp. Không nhất thiết phải niệm lâu, niệm dài, cứ tùy sức bản thân, đừng cố cầu quá. Trước kia mình cũng bị như bạn vậy, nhưng mình làm theo phương pháp kia rồi lần lần trứng đau đầu này biến mất, và mình niệm Phật, nghe pháp một cách bình thường.

  49. LÊ VĂN HÙNG

    14/06/2016 lúc 11:03 sáng

    XIN CHO HỎI:
    PHÂN BIỆT GIỮA “THẦY TỤNG” VÀ SƯ THẦY TỤNG KINH
    CHÂN THÀNH CẢM ƠN

  50. Phan Hoài Nam

    08/06/2016 lúc 7:51 sáng

    Thưa thầy, con ngu muội, Xin thầy giải thích cho con hiểu. Trì Tụng Kinh là như thế nào vậy ạ? Và con phải làm thế nào mới là trì tụng Kinh đúng cách?

  51. huyền

    05/06/2016 lúc 11:31 chiều

    Thưa thầy bạn con ăn chay trường và niệm phật cung đươcf mấy năm rôi. Bạn nói là lúc xin ăn chay thi không suy nghĩ kĩ về tương lai vợ con sau này. Bây giờ bạn ấy muốn xin chuyển sang ăn 10 ngày có được k ạ

    • Gin

      31/07/2016 lúc 10:01 chiều

      Cái này tuỳ tâm bạn nhé, ăn chay hay mặn đều do khả năng và tâm tính của bạn, nếu bạn ăn chay thì bạn nên để tâm thanh tịnh rồi hãy ăn chay, ăn chay là một cách tu không sát sanh nhưng vì không ăn chay được thì hãy tịnh tâm đọc kinh và trì hành giáo lý phật , chúc bạn vui vẻ, nam moi a di Đà phật.

  52. tú

    15/05/2016 lúc 6:17 chiều

    Nếu như con nghe kinh nhưng không đọc vậy thì có được không ạ?

    • Gin

      31/07/2016 lúc 10:03 chiều

      Nghe nhưng không đọc được cũng không là lạ, nhưng chỉ cần tâm bạn hướng thiện trì hành theo giáo lý của phật , như vậy là nghe đi đôi với hành , chúc bạn vui vẻ và niệm kinh được, nam mô a di Đà phật.

  53. thủy

    21/03/2016 lúc 4:41 chiều

    Nam mô a di đà phật,nhà con ko có bàn thờ phật,con muốn niệm phật hàng ngày nhưng ko biết trình tự niệm từ đâu.

    • Phạm Hải

      11/08/2019 lúc 4:22 chiều

      Con cũng có thắc mắc như bạn này mong thầy chỉ giúp ạ

    • Mạc Đăng Trung

      12/06/2020 lúc 5:22 chiều

      mạn phép xin trả lời theo hiểu biết của bản thân. Bạn có thể mua các quyển kinh pháp hoặc lên chùa để được các thầy chỉ dẫn hoặc thậm chí là lên mạng để tìm hiểu.Bình thường 1 số kinh sẽ có bố cục 3 phần ,là phần tụng đầu tiên,ở giữa là câu chuyện,thuyết về kinh đó,sau đó là phần tụng ở cuối ví dụ như kinh địa tạng,kinh dược sư…V…..V bạn sẽ tụng phần đầu và cuối ấy lần lượt và làm theo hướng dẫn trong đó.

  54. Tran mut kem

    31/01/2016 lúc 6:49 chiều

    Buổi tôli con thấp hương tụ kinh ở ban thờ gia tên được không ạ vì gia đình con không có ban thờ phật

    • Thuý

      23/08/2020 lúc 5:12 chiều

      Thưa thầy cho con hỏi . Con ở nhà con hay đọc kinh sám hối, xong con niệm 108 câu Nam mô Dược Sư Phật , tiếp con niệm 108 câu Nam Mô Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát , xong con đọc 5 biến chú đại bi.cuói cùng con đọc kinh địa tạng hoặc kinh dược sư. Con đọc như vậy đúng không ah? Con thành tâm con đọc

  55. Lan

    16/01/2016 lúc 6:11 sáng

    Cho con hỏi, mẹ con rất tin vào Phật, ngày nào mẹ cũng dậy sớm từ 3, 4 giờ sáng tụng kinh đến 7 giờ mới xong. Con không phản đối việc mẹ tin vào Đức Phật, việc tu hành của mẹ. Nhưng mẹ còn rất hay cúng bái, mời thầy thầy cúng, Việc mê tín như vậy có ảnh hưởng gì đến việc tu hành không ạ? Mong thầy giải đáp cho con.

    • Thiện Tâm

      16/01/2016 lúc 2:50 chiều

      Chào bạn, mê tín thì chắc chắn là không nên rồi, tuy nhiên đúng sai, sai đúng còn tùy thuộc vào mỗi người, mỗi hoàn cảnh và sự vận hành của Pháp, bạn cứ quan sát, nếu điều đó làm mẹ bạn vui vẻ, an lạc, thoải mái hơn thì không sao. Nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu lo lắng, bồn chồn và lệ thuộc thì nên tìm cách để giúp mẹ. Niềm tin của một người khi đã định hình vững chắc thì rất khó để thay đổi, việc bạn nên làm là giúp mẹ gặp gỡ nhiều bậc thiện tri thức, am hiểu giáo Pháp để từ đó có thể bước trên con đường chánh pháp bạn nhé. Chúc bạn và gia đình an lạc.

    • Loan Phan

      28/02/2016 lúc 8:22 chiều

      Thưa thầy cho con hỏi, có sai ko khi mỗi tối nằm ngủ con thường niệm chú A Di Đà Phật, chú đại bi. Vừa chạy xe ngoài đường vừa trì Chú đại bi có được ko ạ? Cứ mỗi khi con đọc kinh Chú đại bi, Bát nhã, kinh sám hối dù ở nhà truoc bàn thờ Phật hay thỉnh thoảng vô chùa đọc kinh Pháp hoa ..đều bị ngáp như chưa từng được ngáp.. ko biết có phải do nghiệp chướng con nặng nên bị nhiều người theo nên mới như vậy ko? Có cách nào hóa giả, mong Thầy giải đáp giúp con.

      • Gin

        31/07/2016 lúc 10:06 chiều

        Do cơ thể bạn mệt vì tụng chú không đúng cách, vì khi tụng chú, thân ,tâm bạn phải thanh tịnh không động thì khi tụng chú bạn mới không cảm thấy mệt và ngáp ,chúc bạn vui vẻ, nam mô a di Đà phật

        • Hieu

          08/09/2018 lúc 2:16 chiều

          Mình cũng giống y như bạn, khi tụng kinh trễ, sai thời khóa hoặc tụng thiếu đoạn, hay không giữ giới đặc biệt là giới sát và ăn phi thời thì lúc tụng kinh mình đều ngáp và buồn ngủ rất lạ thường. Còn trì chú thì khó hơn, nếu trước buổi trì Chú mà mình có ăn ngũ tân cho dù một ít thôi thì mình cũng ngáp liên tục, nói chung trì Chú mình phải giữ giới Bát quan trai, tụng kinh thì ăn chay trường và cả hai đều phải nhất tâm chứ buông ra dù 1 đoạn thôi là toàn bộ bài kinh mình không được chút phước nào hết.

  56. thanh

    15/01/2016 lúc 3:03 sáng

    Mô phật..!
    Con chào thầy ạ.!
    Cho con hỏi khi con đi ngủ con hay đeo tai phone vào tai nghe kinh Bát nhã tâm kinh , nhu vậy được không ạ? Con vừa nghe vừa đọc như vậy được không thầy, vì ngày con đi làm tối đi ngủ con mới nghe và đọc theo như vậy có sao không ạ mong thầy cho con biết ạ…!
    Mô phật thầy ạ…!

    • Thiện Tâm

      15/01/2016 lúc 1:36 chiều

      Chào bạn, có tâm nghe Kinh là một điều may mắn, nếu tạm thời không có nhiều thời gian thì có thể áp dụng cách này. Chúc bạn an lạc. A Di Đà Phật.

      • Nghiem

        24/09/2016 lúc 12:05 sáng

        Ban oi neu mot ngoai co chong ma dj ngoai tinh nhung gio lai hoi han tung kinh co het toi k ban

  57. thủy

    10/01/2016 lúc 10:47 chiều

    Bạch thầy nhà con có để bàn thờ có ảnh phật bà quan âm tại phòng ở.Vậy con xin hỏi để thế có được không ạ.Phòng nhà con là dùng chung vừa là phòng ngủ,vừa là phòng khách,là nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình.Bạch thầy

    • Nguyễn thành công

      22/04/2019 lúc 8:17 chiều

      Dạ thưa thầy chỉ cho con cách tụng kinh cách để mình trì hoãn sự ham muốn dục vọng và tính tình nóng nảy con muốn tu người như đầu óc con cứ nghĩ những y nghỉ xấu trong đầu con xin thầy hãy mở lòng từ bi chỉ dạy giúp con thoát cảnh đời dục vọng này với. Năm mô a di đà phật.

      • Mạc Đăng Trung

        12/06/2020 lúc 5:19 chiều

        mạo muội trả lời bạn. Mình mới chỉ 21 tuổi tà niệm rất rất rất nhiều,môi trường cũng thế.
        Theo mình hiểu để mở mang thanh tịnh tâm trí thì không tụng kinh lẩm nhẩm như đọc sách là được mà bạn còn phải tự khai thông trí tuệ của mình.Tìm đọc sách báo giúp thanh tịnh,mở mang hiểu biết,thấu cảm với những tình cảnh éo le của người,hiểu rõ về hậu quả của dục vọng và tà tâm mang lại cho mình và cho người từ đó kìm hãm nó lại.

      • Nguyễn Tiến Pháp

        19/06/2020 lúc 10:50 chiều

        adidaphat con cũng cần trợ giúp như câu hỏi trên ạ.

      • Thuy Woodman

        24/06/2021 lúc 1:01 sáng

        Tôi tìm thông tin giúp bạn: trích từ website https://thuvienhoasen.org/a32470/lam-the-nao-de-kiem-che-ham-muon-duc-vong-thu-dam-co-pham-toi-khong-
        ‘Việc tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối hay giữ giới là phương pháp tối ưu giúp Bạn giải tỏa những khát ái, tránh những thói hư tật xấu của kiếp chúng sanh, thân Bạn cũng giảm những căng thẳng do dục khởi. Người Phật tử sẽ không có những hành vi vi phạm đạo làm người, như kinh Thiện Sanh Phật đã dạy không tà dâm, không sống phóng túng. Tuy nhiên trường hợp nầy chỉ dành cho người giác ngộ, có ý thức cao thượng, người có ý tưởng lớn, cộng với sự quyết tâm thì việc giao lưu đó là việc bình thường, không còn bàn đến việc giải quyết tình dục, thủ dâm, hay tất cả những việc dâm ô phóng túng khác. Bạn cũng có thể phát tâm tụng kinh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong đó có Phẩm Phổ Môn, Phật dạy như vầy: “Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dục ái, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát liền đặng xa lìa dục ái. “ Người Phật tử tâm mất chánh niệm, dục ái dậy sóng, nhất là trường hợp của Bạn nên niệm danh hiệu Đức Bồ Tát Quan Âm, xem “bạn gái” có Bồ Tát Quan Âm độ trì, là Quan Âm, Bạn sẽ không dám khởi niệm ái dục!’
        Hy vọng thông tin này có thể giúp bạn tìm giải pháp tu tập

  58. thủy

    10/01/2016 lúc 12:19 sáng

    Thưa thầy trước khi đi ngủ con thường mở kinh trên mạng để nghe và thường niệm Nam mô a di đà Phật.Vậy con xin hỏi con nằm thì có sao không ạ hay cứ phải ngồi nghiêm trang ạ

    • Thiện Tâm

      10/01/2016 lúc 1:28 sáng

      Chào bạn. Tốt hơn hết là bạn nên tìm nơi thanh tịnh, trang nghiêm để tụng niệm. A di đà Phật.

      • Thành

        02/02/2021 lúc 5:12 chiều

        Thưa thầy con tụng kinh a Di đà phật thì có trừ ta trừ ma k ạ

    • Phạm Nọc Việt

      08/07/2017 lúc 5:04 chiều

      Nam Mô A Di Đà Phật .
      Bạn có thể vào địa chỉ sau để nghe kinh ” LƯƠNG HOÀNG SÁM “, cùng nhiều bộ kinh khác của “Diệu Pháp Âm” được đọc rất rõ ràng.
      Chúc bạn tinh tấn và an lạc nhé.
      http://dieuphapam.net/dpa/kinh-luong-hoang-sam.1429/

  59. Bích Hằng

    26/12/2015 lúc 10:43 chiều

    Cho con hỏi là tụng kinh. Thỳ có phải thường xuyên, liên tục ko ạ.

    • Thiện Tâm

      06/01/2016 lúc 8:21 chiều

      Tùy duyên mà tụng, tùy điều kiện mà hành, nhưng tốt hơn hết là bạn nên tập cho mình thói quen tụng niệm đều đặn mỗi ngày. Chúc bạn an lạc và tinh tấn nhé. A di đà Phật.

    • Trương Thị Hoa

      26/02/2020 lúc 10:53 sáng

      Con có 3 cuốn: Sám hối, Kinh Dược Sư, Kinh Phổ Môn thì nên đọc cuốn nào trước, cuốn nào sau ạ?

  60. ngothanhphong

    24/11/2015 lúc 1:42 chiều

    xin cho Con được hỏi con niệm phật : Nam Mô A Di Đà Phật theo lời nhạc có tốt không.xin cám ơn

    • Thiện Tâm

      06/01/2016 lúc 8:20 chiều

      Quan trọng là bạn chú tâm vào từng câu niệm, đừng để tâm mông lung, phóng dật thì rất tốt.

  61. Tran thi phuong thao

    12/10/2015 lúc 12:38 chiều

    Con hồi trước thường mỗi tối đọc kinh vu lan và con hiểu ra được rất nhiều thứ. Nhưng con lại rất muốn học thêm nhiều kinh nữa được ko? Hiện giờ con mới chỉ là con nít. Liệu có được ko ạ?

    • Thiện Tâm

      06/01/2016 lúc 8:19 chiều

      Phật pháp vô biên nhiệm màu chỉ xét theo căn cơ chứ không nhìn tuổi đoán người, bạn nếu có điều kiện thì cứ học thêm, rất tốt chứ chẳng thiệt gì, chúc bạn an lạc và tinh tấn nhé.

      • Huyền

        31/08/2019 lúc 12:20 sáng

        Cho con hỏi con đọc kinh đi đâu con cũng cầm đi để rảnh bỏ ra đọc trước khi đu ngủ con bỏ ra đọc như thế có được không ạ

        • Duyminh

          11/10/2019 lúc 8:22 chiều

          Dạ Cho con hỏi con co thể đọc Kinh mà không tụng như đọc sách được không ạ. Và đọc Kinh luôn phải ngồi hay Sao ạ vi con đang bệnh không ngồi Được lâu ạ.

          • Nga

            11/11/2019 lúc 12:47 chiều

            di dung nam ngoi deu duoc nha ban

          • Khương

            08/01/2023 lúc 11:35 chiều

            Niệm Phật thì đi đứng nằm ngồi đều được, còn tụng kinh thì phải ngồi dậy thân thể thật sạch sẽ, trang nghiêm,thanh tịnh nha bạn! Thân!

    • trường thanh

      27/02/2016 lúc 8:40 sáng

      mình có rất nhiều kinh bạn cần kinh nào cứ gọi cho mình mình sẽ gửi cho bạn kinh đó

      • trường thanh

        27/02/2016 lúc 8:41 sáng

        mình có rất nhiều kinh bạn cần kinh nào cứ gọi cho mình mình sẽ gửi cho bạn kinh đó 0916601001

        • Phương

          01/06/2016 lúc 9:39 chiều

          anh có thể gửi kinh cho em k ạ?

        • Nguyễn Thị Thúy Hồng

          10/08/2017 lúc 2:23 sáng

          Bạn có thể gửi cho mình kinh Vu Lan và kinh Di Đà được không bạn. Cảm ơn bạn nhiều.
          D/c: 407/13 Quang Trung. Thị xã An Khê. Gia Lai. Sdt 0969467107

        • Hà

          01/08/2019 lúc 10:13 sáng

          Bạn có thể gửi kinh cho mình dc ko?

          • Vũ thảo

            13/08/2020 lúc 2:08 chiều

            Bạn cho mình địa chỉ.mình gửi tặng b

        • Thành

          02/02/2021 lúc 5:10 chiều

          Cho mk hỏi; đọc kinh a Di đà thì có trừ tà trừ ma k ạ

        • Hương

          24/02/2021 lúc 10:42 chiều

          Bạn cho m hỏi khi đọc kinh đọc giữa chừng có bận việc vậy khi quay lại đọc tiếp thì cần đọc câu gì (wēng lái mǔ suǒ hē)câu này là tiếng trung còn tiếng việt m k biết là gì?

  62. Thanh Hương

    16/09/2015 lúc 4:54 chiều

    con muốn hàng ngày tụng kinh ở nhà nhưng ở nhà con chưa có bàn thờ phật thì con có tụng được ở bàn thờ gia tiên không ạ. con xin cảm ơn

    • Dina Angle Truong

      03/10/2015 lúc 1:32 sáng

      A Di Đà Phật, Thanh Hương, bạn tụng kinh Phật là điều tốt để cải thiện tâm tánh, tự niệm ở đâu và bất cứ lúc nào cũng nghĩ nhớ tới lời kinh Phật là rất tán dương, nhưng luôn phải thành kính và cung kính Kinh Phật. Bàn thờ gia tiên nhưng hình ảnh đức Phật phải luôn được quan tường trước mặt mình. Chúc bạn tinh tấn.

    • Phạm Hải

      11/08/2019 lúc 4:15 chiều

      Con xin mạn phép hỏi: tại gia con thờ thổ công lại không có chuông hay mõ để thỉnh nên con không đủ những lễ nghi ban đầu như lời hướng dẫn để đọc kinh thì con có thể đọc được ko? Hoặc con cứ thế cầm quyển kinh đọc có được ko ạ? Con còn trẻ có gia đình nhỏ và công việc.

  63. Trần Đức

    25/08/2015 lúc 9:07 sáng

    Con muốn hỏi. Con còn ít tuổi nhưng con thấy phật dạy rất ý nghĩa cho cuộc sống của con sau này. Nhưng con còn gia đình và sự nghiệp. Vậy con có thể đọc kinh niệm phật được không.

    • Thiện Tâm

      06/01/2016 lúc 8:16 chiều

      Đọc kinh niệm Phật với lứa tuổi nào cũng tốt bạn à, bạn còn trẻ nhưng đã có suy nghĩ như vậy thật đáng trân trọng, gieo duyên lành với chánh pháp là điều may mắn trong kiếp người, chúc bạn tinh tấn và an lạc nhé.

      • Tony

        06/06/2020 lúc 5:32 chiều

        Cho con hoi,nguoi benh chuan bi ra đi,mà nguoi benh con biet het,tru ko phai het biet j,co nen kieu thay lai doc kinh cau nguyen ko,co nen hay ko

      • Mai

        12/03/2021 lúc 11:34 sáng

        Dạ e đang ở tuổi sinh viên muốn đọc kinh để khai sáng trí tuệ thì nên đọc quyển gì ạ mn có thể gt cho e đc Ko ah e cảm ơn nhiều

    • Diem

      31/03/2020 lúc 7:58 chiều

      Được hết bạn. Mình dân kinh doanh mà đọc bình thường. Mình hay đọc kinh sám hối và kinh địa tạng

  64. việt trang

    07/07/2015 lúc 3:11 chiều

    A di đà Phật. Những điều Phật dạy rất hữu ích cho con người. Vậy tại sao có những nguời ngồi tụng kinh mà miệng của họ chỉ nói ra những lời ko sạch sẽ mà rất dơ bẩn ảnh hưởng đến đạo Phật. Vậy là làm sao?

    • Thế Dũng

      11/07/2015 lúc 1:34 sáng

      Chào bạn, đây có lẽ là vấn đề rất nhiều bạn quan tâm. Vì sao tụng Kinh niệm Phật được gọi là tu tập? Vì chữ tu ở đây ý nghĩa cũng giống như việc học hành, nếu bạn chỉ học bằng miệng nhưng không chú tâm thì sẽ nhanh quên, bên cạnh đó việc học cần phải đi đôi với thực hành, miệng niệm Phật, tâm nghĩ thiện, thân hành thiện mới thật sự đi theo giáo pháp đức Phật. Còn việc niệm Phật mà vẫn nổi tham, sân, si để nói ra những điều không nên nói là do nghiệp lực, căn lành mỗi người mỗi khác. Biết được như thế cho nên ta cần phải giúp họ nỗ lực tinh tấn tu tập hơn nữa để sớm thấu đạo vô thường tránh rơi vào tà Đạo. Hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn, chúc bạn ngày càng an lạc.

      • Hiển

        09/06/2016 lúc 10:11 chiều

        Xin cho hỏi, tôi nghe kinh của một số thầy đọc, thật sự thấy rất chán cách đọc của việt nam. Hát ko ra hát, hò ko hò, đến nỗi 1 số từ nghe ko ra. Vả lại kinh phật đọc ra cốt yếu là để nhân sinh nghe hiểu mà khai mở chứ có phải đọc cho hay. Thế nên xin hỏi có bài đọc nào mà thực sự như là kể lại những câu chuyện trong kinh hay ko? Cho tôi xin với.

        • Thái

          21/10/2018 lúc 8:15 chiều

          https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong32.htm

          hihi cám ơn tui đi 🙂

        • chi

          26/01/2020 lúc 11:44 sáng

          Chào bạn,
          Bạn có thể tham khảo các bài giảng và kinh tụng của chùa Phật Quang tại kênh Sen Hồng nhé ạ. https://www.youtube.com/user/SenHongPhapQuang

        • Ngoc

          06/04/2020 lúc 1:19 chiều

          Có nha bạn.bạn vô youtube gõ hoạt hình phật thuyết kinh a di đà sẽ ra rất nhiều kinh nhưng được kể bằng câu chuyện hoạt hình 3d sống động.nghe rất vi diệu như được trở về thời của đức Phật còn tại thế vậy.Nam Mô A Di ĐÀ PHẬT

        • Nam

          09/06/2020 lúc 12:41 chiều

          Theo mình biết nhá.như bạn nói là họ tụng kinh không nghe rõ lời vì những người đó họ đã tụng nhiều và tâm của họ đã có phần… trụ….trong kinh.còn ta tụng Kinh mà rõ lời thì chưa phải là tâm thực trụ nha.cái trụ của người tu tâm nó phải nhẹ thì mới đọc . Xin cho ý kiến ạ

      • Sơn

        11/07/2017 lúc 6:46 sáng

        Xin cho hỏi. Đọc kinh gì để giảm được tội lỗi mà kiếp trước mình đã tạo nên lên nó rồi để giờ tôi phải chịu tội nói ngọng và đôi khi ko nói được lên lời 1 chữ nào cả…???

        • Thế Dũng

          02/08/2017 lúc 10:38 chiều

          Xin chào bạn. Bạn có thể trì Chú Đại Bi tại đây: https://loiphatday.org/chu-dai-bi , thành tâm trì chú sẽ có kết quả. Chúc bạn an lạc, A Di Đà Phật

          • Duyminh

            11/10/2019 lúc 8:15 chiều

            Chào ạ tụng bằng tâm niệm được k ạ tại em k ngồi được ạ. Xin cảm ơn.

          • Hồng Mai

            31/10/2019 lúc 6:37 chiều

            A DI ĐÀ PHẬT
            Vì hoàn cảnh nên tôi phải sát sinh, vậy tôi có thể trì tụng chú đại bi được không và có thể đọc thầm được không?

          • HUỲNH THỊ KIM ANH

            04/11/2019 lúc 10:44 sáng

            xin bạn giúp cho mình biết niệm chú trong tâm không ra tiếng có được không ạ? và minh già cẳng chân đau nhức nên khi tụng kinh thì ngồi trên ghế và gác chân lên ghế thấp hơn vì cẳng chân quá tê như vậy có được khong ạ? mình không biết chổ comment nên bấm vào bạn để hỏi xin thứ lổi

          • Duy linh

            26/02/2020 lúc 9:29 chiều

            Mẹ em thường ngồi giữa nhà , hướng lên bàn thờ phật , niệm ” a Di đà phật” đến bao giờ đủ chuỗi hạt ở tay thì mới thôi. Nhưng nhà và đất là mướn. Vậy cho em hỏi như thế có bị vong đeo bám , hay vong tránh xa ạ

        • lợi

          06/07/2019 lúc 12:29 chiều

          Kinh địa tạng Vương Bồ Tát. Và Kinh phổ Môn..

        • Linh

          30/01/2020 lúc 2:16 sáng

          Kinh Thuỷ sám hối nha bạn ơi

        • Diem

          31/03/2020 lúc 7:49 chiều

          Kinh sám hối. Lương hoàng sám bạn. Sám hối tất cả nghiệp chướng mà kiếp trc bạn đã gây ra.

      • Hải hà

        27/10/2019 lúc 1:04 chiều

        Chào bạn , bạn cho mình hỏi các bạn theo phật thì nên tụng kinh vào giờ nào. Bên cạnh gia đình mình có 1 nhà cứ thấy họ bật bài tụng kinh( mình ko phải phật tử nên mình ko biết bài nào) trong khi đó : bố mẹ già, vợ mang bầu sắp sinh mà nhà đó cứ tụng 12h trưa với một số ngày tầm 12h đến 1h đêm thì đó có phải là thành tâm với phật ko

        • Diem

          31/03/2020 lúc 7:56 chiều

          Cái này bạn có thể gặp họ và nói cho họ bk. Phật ở trong tâm ko thể nói ra miệng đc chính vì thế nên là việc họ mở kinh thì cũng ko thề nói họ có tâm hay ko.

        • Mạc Đăng Trung

          12/06/2020 lúc 5:14 chiều

          bạn có thể nhắc nhở với họ.
          Người tu hành là để làm giảm nghiệp lực ,phổ độ chúng sinh. Nếu họ vô tình gây khó chịu cho người khác thì bạn cần nhắc nhở họ và giải thích nhẹ nhàng cho họ.

        • Cuong

          13/06/2020 lúc 3:38 sáng

          9h nên đi ngủ rồi thì làm sao tụng kinh được
          Nghe đâu đó nói 12h trưa nên tụng dược sư
          Địa tạng thì bất kể giờ giấc
          3h sáng dậy tụng lăng nghiêm
          Chú đại bi cũng giờ nào cũng được, bất kể đi đứng nằm ngồi

    • xuân ;

      01/09/2016 lúc 2:34 chiều

      nếu như vậy thì họ là người xấu , họ sẽ tu không tốt và họ sẽ có ít dần các điều tốt đẹp , và theo luật nhân quả ai làm điều xấu sẽ nhận quả báo xấu hại ; bạn cứ chú ý tu cho tốt là mọi việc sẽ tốt ;

      • Nhung

        07/06/2020 lúc 8:46 chiều

        Sao lại nói là tu k tốt ạ

    • hiệu diệu linh

      05/07/2018 lúc 11:21 sáng

      bạch thầy con hôm nào cũng lên chùa tụng một tiếng kinh ,kim cương thọ mạng bát dương xuân ,trong kinh này con tụng rất nhiều chú ,chúng đệ tử con đi cũng rất đông 30 ngày chúng con đều đi đủ ,nhưng cũng có đệ tử cứ ngồi vào kinh là đệ tử kia lại ngủ gật ,như vậy đệ tử đấy tại sao hay ngủ gật vậy tụng hết ba biến ,mỗi biến chúng đệ tử tụng hết 20 phút ,đệ tử ngủ gật lại tỉnh như sáo ,con bạch thầy ,cho đệ tử hiểu tại sao tụng lại buồn được ạ ! đệ tử con kính bạch

      • Nguyễn Thu Hà

        24/09/2018 lúc 9:12 sáng

        Mạo muội trả lời quý anh chị. Là do nghiệp lực hoặc oan gia trái chủ của vị ấy chi phối. Bằng cách sám hối thật nhiều kết hợp với làm công đức và hồi hướng rộng khắp, dần dần tình hình sẽ chuyển biến.

    • Diem

      31/03/2020 lúc 7:52 chiều

      Bởi vì tuy miệng họ đọc kinh nhưng không phải ai cảm nhận và thấu hiểu đc lời kinh. Theo như cách bạn nói có lẽ họ đọc kinh nhưng kinh không vào được tâm của họ. Nên mới vậy

    • Do

      22/04/2020 lúc 2:47 chiều

      Xin cho con được hoi. Trước đây con tung phá thai 1 lan. Nay con biet được tội lỗi của bản thân to lớn. Muốn sám hối. Con từng chép kinh địa tạng bổn nguyện. Nhưng vì chưa từng trì tụng nên dù cố gắng nên đến lúc rà lại thấy chép thiếu và sai. Lòng con vô cùng hoảng sợ vì k biết như vậy có phải là phạm tội bất kính hay không. Lúc đó con nguyện chép hai biến. 1 biến hồi hướng cho mẹ. Và cuốn thứ 2 hồi hướng cho con của con. Nhưng vì chép sai nên tâm con sanh sợ hãi. K dám chép cuốn thứ hai. Mong các thầy chỉ dạy. Con phải làm gì để sám hối tội lỗi phá thai của con ạ.
      Con kính chúc các quý thầy thành tâm an lạc sức khỏe dồi dào…

    • 0976705959

      16/02/2021 lúc 1:48 chiều

      Con xin hỏi , Bản thân con hay bị Thị phi , buồn chuyện chồng con vậy con nên đọc loại kinh nào ạ và cách thức đọc con cảm ơn

Nội Dung Mới

  • Pháp chủ giáo hội phật giáo Việt Nam là ai?
  • Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?
  • Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2023 là ngày nào? Văn khấn cúng lễ Vu Lan
  • Chú Vãng Sanh có công năng gì? Thần Chú Vãng Sanh tiếng Việt, Phạn
  • Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Vì sao nên niệm danh hiệu Ngài?
  • Có nên đốt vàng mã cho người quá cố?
  • Niệm Phật có mang lại phước báu?
  • Khách trọ trần gian
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Trọn Bộ)
  • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch

Nội Dung Hay

  • Nhạc Thiền Dược Sư Tâm Chú – Nhạc Hoa
  • Nguyên Nhân Gây Đau Khổ – Thầy Thích Phước Tiến
  • Sự tích đức Phật A Di Đà
  • Câu chuyện số mệnh
  • Kinh Pháp Cú 15 – Phẩm An Lạc
  • Phim Buddha Tập 17 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phim Buddha Tập 29 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phép lạ của sự tĩnh thức
  • Phim Buddha Tập 36 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Nhạc Thiền Chú Đại Bi – Nhạc Hoa
  • Chuyên Mục

    • Hình Phật
    • Kinh Phật
    • Nhạc Thiền
    • Nhân Quả
    • Niệm Phật
    • Pháp Âm
    • Phật Học
    • Phim Truyện
    • Thuyết Pháp
    • Tri Thức
    • Truyện Phật
    • Văn Phòng Phẩm

    Kính chúc quý vị thân tâm an lạc khi đến với Website Lời Phật Dạy! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Mọi đóng góp và ý kiến xin quý vị vui lòng liên lạc địa chỉ email: loiphatdayorg@gmail.com.