Lời Phật Dạy

  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Kinh Phật
  • Niệm Phật
  • Ăn Chay
  • Phật Học
    • Pháp Âm
    • Thuyết Pháp
    • Hình Phật
    • Truyện Phật
    • Nhạc Thiền
    • Phim Truyện
  • Nhân Quả
Trang chủ » Phật Học » Phật Bảo Sinh – Ratnasambhava Buddha

Phật Bảo Sinh – Ratnasambhava Buddha

Ratnasambhava có nghĩa là “đản sinh từ bảo báu”, “ratna” trong tiếng Phạn có nghĩa là Bảo báu. Người ta tin rằng đức Phật Bảo Sinh chuyển hóa tính kiêu mạn của con người thành Bình đẳng tánh trí. Loại trí tuệ này đưa ra những đặc điểm chung về sự trải nghiệm cảm xúc của con người và giúp chúng ta thấu hiểu được nhân loại dưới hình tướng cả nam và nữ. Nó giúp chúng ta hiểu được dù bản thân là một cá thể nhưng về bản chất, chúng ta vốn luôn hợp nhất chặt chẽ, không tách rời với phần còn lại của nhân loại. Trong cảnh giới giác ngộ này, không một chúng sinh nào hơn hay kém chúng sinh khác, không có khoảng trống cho bản ngã trỗi dậy.

Đức Phật Bảo Sinh có khế ấn Verada. Khế ấn này biểu trưng cho sự bố thí và ban phát ân huệ. Trên thực tế, biểu tượng riêng của Ngài là viên ngọc Như Ý, liên quan đến sự thịnh vượng. Và đôi khi đức Phật Bảo Sinh được miêu tả là đức Phật Bố thí. Ngài không bao giờ phân biệt mà luôn bố thí cho tất cả (Bình đẳng tánh trí). Đối với Ngài, tất cả các chúng sinh đều quý giá như nhau. Bất kể địa vị xã hội, chủng tộc, giới tính hay điều kiện sống, tất cả chúng ta đều được tạo ra từ đất. Ân đức của đức Phật Bảo Sinh rọi chiếu tất cả, từ cung điện nguy nga tráng lệ cho đến những vật nhơ bẩn nhất như đống phân. Thiền định về trí tuệ của Ngài giúp cho chúng ta trưởng dưỡng được sự đoàn kết, hợp nhất cho tất cả đồng loại, và còn hơn thế nữa, cho tất cả vô tình và hữu tình chúng sinh.

Trí tuệ Bình đẳng tánh trí ban tặng chúng ta sự rõ ràng của Tâm để quán chiếu tâm trong một khái niệm đúng đắn, theo đó tám sự trải nghiệm cảm xúc được sắp xếp thành bốn cặp: được mất, vinh nhục, khen chê, khổ vui. Những trải nghiệm này luôn đi thành từng cặp. Nếu chúng ta theo đuổi một thứ thì nó sẽ mở con đường dẫn tới thứ còn lại. Ví dụ ta đi tìm khoái lạc thì chắc chắn một lúc nào đó, ta sẽ bị đau khổ. Đây là sự diễn đạt về mặt tâm linh của định luật động lực học thứ ba của Newton: “Mọi hành động trong vũ trụ đều có lực đối ứng với nhau, có sức mạnh tương đương”.

Màu của đức Phật Bảo Sinh là màu vàng. Đây là màu của đất. Đất cũng cực kỳ rộng lượng và hào phóng, luôn sẵn lòng chia sẻ sự thịnh vượng của nó. Ngoài ra, đất cũng bố thí mà không mong chờ đáp trả. Nó bố thí và cũng được nhận nhiều như thế. Do vậy, trái đất là cán cân vĩ đại. Giống như Trái đất, ánh sáng chói lọi của đức Phật Bảo Sinh phá tan tất cả các giới hạn về ta và người. Do đó, chúng ta có thể chia sẻ với người khác – mà không có bất kỳ cảm giác liên quan đến việc cho, bởi vì cho là có bản ngã để cho và có người khác để nhận. Đức Phật Bảo Sinh nâng đỡ chúng ta vượt qua chấp thủ nhị nguyên ấy.

Linh thú liên quan tới đức Phật Bảo Sinh là một con tuấn mã với sinh lực tràn đầy, chở tất cả những chúng sinh khổ đau. Nó cũng được xem như biểu trưng cho cuộc hành trình tâm linh mà đức Phật đã bắt đầu từ lúc Ngài rời hoàng cung đi tìm sự giác ngộ tọa trên lưng một con tuấn mã trung thành.

Trong nghệ thuật Mật giáo, con tuấn mã này thường được mô tả chở trên lưng đầy châu báu. Đây cũng là một cơ sở nữa cho thấy mối liên hệ của nó với đức Phật Bảo Sinh.

Đức Phật Bảo Sinh trụ ở phương Nam. Mặt trời tọa ở phương Nam vào giữa trưa. Những tia nắng của mặt trời lúc này có màu vàng sáng, màu sắc của chính đức Phật Bảo Sinh.

5/5 - (1168 bình chọn)

Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.

Nội Dung Mới

  • Pháp chủ giáo hội phật giáo Việt Nam là ai?
  • Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?
  • Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2023 là ngày nào? Văn khấn cúng lễ Vu Lan
  • Chú Vãng Sanh có công năng gì? Thần Chú Vãng Sanh tiếng Việt, Phạn
  • Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Vì sao nên niệm danh hiệu Ngài?
  • Có nên đốt vàng mã cho người quá cố?
  • Niệm Phật có mang lại phước báu?
  • Khách trọ trần gian
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Trọn Bộ)
  • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch

Nội Dung Hay

  • Kinh Pháp Cú 11 – Phẩm Già
  • Ngũ Uẩn – Thầy Thích Phước Tiến
  • Tuyển Tập Nhạc Thiền Phật Giáo Phần 1
  • Những câu nói hay Nhất về Cuộc Sống giúp bạn luôn An Lạc
  • Phim Buddha Tập 12 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Lời Phật Dạy về đạo làm người
  • Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Vì sao nên niệm danh hiệu Ngài?
  • Kinh A Di Đà (diễn nghĩa)
  • Phim Buddha Tập 6 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phim Buddha Tập 37 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Chuyên Mục

    • Hình Phật
    • Kinh Phật
    • Nhạc Thiền
    • Nhân Quả
    • Niệm Phật
    • Pháp Âm
    • Phật Học
    • Phim Truyện
    • Thuyết Pháp
    • Tri Thức
    • Truyện Phật
    • Văn Phòng Phẩm

    Kính chúc quý vị thân tâm an lạc khi đến với Website Lời Phật Dạy! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Mọi đóng góp và ý kiến xin quý vị vui lòng liên lạc địa chỉ email: loiphatdayorg@gmail.com.