Lời Phật Dạy - Làm theo Lời Phật Dạy

Làm Theo Lời Phật Dạy

Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ý của mình. Phải học phương pháp theo dõi hơi thở và quán niệm về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ tâm ý và đối tượng tâm ý. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi mình các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ý được phát triển, mình có thể an tâm là mình đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Kinh Phật
  • Niệm Phật
  • Ăn Chay
  • Phật Học
    • Pháp Âm
    • Thuyết Pháp
    • Hình Phật
    • Truyện Phật
    • Nhạc Thiền
    • Phim Truyện
  • Nhân Quả
You are here: Home / Phật Học / Thế nào là tội lỗi?

Thế nào là tội lỗi?

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có bốn hạng người này hiện hữu, có mặt ở đời. Thế nào là bốn ? Có tội, nhiều tội, ít tội và không có tội.

Thế nào là hạng người có tội ? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có tội. Như vậy là hạng người có tội.

Và thế nào là hạng người nhiều tội ? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có nhiều tội. Như vậy là hạng người có nhiều tội.

Thế nào là hạng người có ít tội ? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp không có tội nhiều, chỉ có ít tội. Như vậy là hạng người có ít tội.

Và thế nào là hạng người không có tội ? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp không có tội. Như vậy là hạng người không có tội.

Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, hiện hữu, có mặt ở đời.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 4, phẩm Loài người, phần Có tội [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.72)

 

LỜI BÀN:

Tội lỗi là một trong những thuộc tính cơ bản của chúng sanh. Con người có mặt ở trên đời thì tội lỗi có mặt. Thậm chí từ trong quá khứ, trước khi được sinh ra, tội lỗi hay nghiệp đã đóng vai trò chi phối, là tác nhân chính để hình thành nên hình dáng, tính cách, hoàn cảnh của mỗi cá nhân trong hiện tại. Vì thế, con người là sự kế thừa tội lỗi, nghiệp lực của chính mình và do vậy, người sống trên đời có tội cũng là chuyện bình thường.

Khi chưa trở thành các bậc Thánh, ai cũng giống nhau ở chỗ là đều có tội cả. Có khác chăng là mức độ gây nghiệp, tạo tội nhiều hay ít, về phương diện này hay phương diện kia mà thôi. Tội lỗi, theo tuệ giác của Thế Tôn, đó là những hành vi tạo tác bất thiện được tạo ra nơi việc làm, lời nói và suy nghĩ của con người.

Tuy chúng ta chấp nhận có tội vì hiện ba nghiệp chưa thanh tịnh nhưng tội phải ít và nhỏ thôi và điều cần thiết nhất là tự thân phải rõ biết điều đó. Khi còn trong thân phận chúng sanh, biết rõ những hạn chế, thói hư tật xấu của chính mình để phấn đấu, vươn lên, loại trừ điều ác, đạt đến sự hoàn thiện là tối cần. Con người sở dĩ ngày càng tạo nhiều tội lỗi, một phần do không nhận chân được điều xấu ác hoặc xem những điều xấu ác hiện tồn tại với số đông là bình thường, thậm chí không ít người còn tự mãn với những thành tựu dựa trên nền tảng tham sân si.

Hơn ai hết, người con Phật cần phải trở về với chính mình, biết rõ mọi hành vi của tự thân nhằm kiểm soát, từng bước làm chủ, chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý xấu ác. Đạt đến sự hoàn thiện, không tội lỗi là một lộ trình dài. Nền tảng cơ bản của lộ trình đó là tuệ tri, biết rõ tự thân có tội nên trước hết phải cố gắng để không tạo thêm nhiều tội lỗi đồng thời phát huy thiền quán để thấy mọi tội lỗi đều xuất phát từ tâm, tâm thanh tịnh tức ba nghiệp thanh tịnh.

Quảng Tánh (Theo Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya)

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Comments

  1. Quang Anh says

    08/06/2016 at 7:10 chiều

    Xin hỏi rằng :
    – Thân nghiệp là do bản thân làm ra việc có tội.
    – Khẩu nghiệp là do ngôn ngữ của mình có điều ác.
    – Ý nghiệp là những suy nghĩ của mình không được trong sạch.
    Vậy xin hỏi những điều trên có đúng không ?

    Trả lời
    • Qúy phong says

      08/07/2016 at 10:59 sáng

      A DI ĐÀ PHẬT
      chính xác .đúng rồi

      Trả lời
      • Linh says

        17/12/2016 at 9:24 chiều

        Xin hỏi rằng vô tình có phải là tội không ạ?

        Trả lời
  2. Ngoc Han Do says

    14/01/2016 at 3:02 chiều

    Cảm ơn chủ web đã giới thiệu những bài viết rất hữu ích ạ!

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

THEO DÕI LỜI PHẬT DẠY

Lời Phật Dạy

NỘI DUNG MỚI CẬP NHẬT

  • Hạt dinh dưỡng – Nguồn protein không thể thiếu cho người ăn chay
  • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch
  • Phim Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng 55 Tập
  • Chú Đại Bi
  • Lý giải nhân duyên vợ chồng cha mẹ con cái

CHUYÊN MỤC

  • Ăn Chay
  • Hình Phật
  • Kinh Phật
  • Nhạc Thiền
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Pháp Âm
  • Phật Học
  • Phim Truyện
  • Thuyết Pháp
  • Truyện Phật
  • Văn Phòng Phẩm

DANH MỤC GIẢNG SƯ

  • Hòa Thượng Thích Thanh Từ
  • Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
  • Thầy Thích Pháp Hòa
  • Thầy Thích Phước Tiến
  • Thầy Thích Thiện Thuận
  • Nội Dung Mới

    • Hạt dinh dưỡng – Nguồn protein không thể thiếu cho người ăn chay
    • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch
    • Phim Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng 55 Tập
    • Chú Đại Bi
    • Lý giải nhân duyên vợ chồng cha mẹ con cái

    Chuyên Mục

    • Ăn Chay
    • Hình Phật
    • Kinh Phật
    • Nhạc Thiền
    • Nhân Quả
    • Niệm Phật
    • Pháp Âm
    • Phật Học
    • Phim Truyện
    • Thuyết Pháp
    • Truyện Phật
    • Văn Phòng Phẩm

    Kính chúc quý vị thân tâm an lạc khi đến với Website Lời Phật Dạy! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    Mọi đóng góp và ý kiến xin quý vị vui lòng liên lạc địa chỉ email: loiphatdayorg@gmail.com