Lời Phật Dạy

  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Kinh Phật
  • Niệm Phật
  • Ăn Chay
  • Phật Học
    • Pháp Âm
    • Thuyết Pháp
    • Hình Phật
    • Truyện Phật
    • Nhạc Thiền
    • Phim Truyện
  • Nhân Quả
Trang chủ » Truyện Phật » Truyện Vua Cẩu Lạp – trích kinh Hiền Nhân

Truyện Vua Cẩu Lạp – trích kinh Hiền Nhân

Lúc này Hiền Nhân, nói với đức vua  

Thuở xưa, có một ông vua tên là Cẩu Lạp; trong thành nội có một cái ao trong ấy nuôi nhiều thứ cá ngọt. Vì cá ngọt ít xương mà ngon lắm nên nhà vua cử một quan Giám ngư (quan xem cá) để giữ gìn ao cá. Mỗi ngày dâng vua tám con, nhưng quan Giám ngư mỗi ngày cũng ăn chùng ăn lén mất tám con. vua biết cá mất, nên cử tám quan Giám ngư nữa để cùng nhau giữ gìn ao cá. Song tám vị Giám ngư tùng đảng với nhau, mỗi ngày mỗi người đều ăn lén hết tám con. Té ra người giữ cá nhiều chừng nào thì cá lại mất nhiều chừng ấy.

 

Nay Bệ hạ đây cũng vậy. Giao nhiệm vụ cho nhiều người thì nước nhà càng thêm rối loạn. Cũng như kẻ hái trái non, ăn đã không có mùi vị gì mà lại làm mất giống; vua trị nước mà không dùng người hiền tài, đã thiệt hại cho dân mà sau này tiếng tăm cũng mất và phước phần đều không. Trị nước bất chính làm cho thiên hạ có tâm tranh đoạt, cũng như muốn sửa sang và hưng nghiệp gia sản, mà không chịu để tâm dụng trí thì của cải mỗi ngày mỗi hao hớt đi.

 

   Nước có tướng giỏi binh nhiều mà không chịu tập việc chiến trận, không lo lắng kiến thiết nước nhà, thì nước ấy sẽ bị hèn yếu. Làm vua không kính đạo đức, không tôn thờ bậc cao minh, thì hiện tại không người giúp đỡ và tương lai không gặp được phước lành. Hằng ngày giết hại, muôn họ kêu ca, thì tai họa thường xảy ra tới tấp, chết đi để tiếng xấu muôn đời. Theo chính pháp trị dân thì được lòng người, kính thờ bậc tôn trưởng, yêu mến trẻ thơ, hiếu thuận cha mẹ, vâng làm việc lành thì hiện tại an ổn và lai sanh thọ phước.

 

  Làm việc trung chánh cũng như đi thẳng đường, lấy việc trung chánh làm cội gốc thì mọi người đều khâm phục. Như thế, sẽ gây được hạnh phúc thái bình. Lại phải sáng suốt, lượm lặt những lời xưa để làm kinh nghiệm cho đời nay, động tịnh phải biết thời, ân oai cho có lý, ban bố ân huệ cho nhân dân, bố thí nên bình đẳng. Được như thế thì đời nay sẽ an ổn vui vẻ, sau này sẽ quyết tu chứng đạo Giác ngộ.

5/5 - (1168 bình chọn)

Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.

Nội Dung Mới

  • Pháp chủ giáo hội phật giáo Việt Nam là ai?
  • Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?
  • Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2023 là ngày nào? Văn khấn cúng lễ Vu Lan
  • Chú Vãng Sanh có công năng gì? Thần Chú Vãng Sanh tiếng Việt, Phạn
  • Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Vì sao nên niệm danh hiệu Ngài?
  • Có nên đốt vàng mã cho người quá cố?
  • Niệm Phật có mang lại phước báu?
  • Khách trọ trần gian
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Trọn Bộ)
  • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch

Nội Dung Hay

  • Kinh Vu Lan Trì Tụng
  • Hình Quan Thế Âm Bồ Tát
  • Phim Buddha Tập 16 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phim Buddha Tập 40 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Kinh Pháp Cú 08 – Phẩm Ngàn
  • Phật nói Kinh Thiện Ác Nhân Quả
  • Cuộc đời đức Phật
  • Hơi thở và Quán sở duyên – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Phim Buddha Tập 44 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phim Buddha Tập 32 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Chuyên Mục

    • Hình Phật
    • Kinh Phật
    • Nhạc Thiền
    • Nhân Quả
    • Niệm Phật
    • Pháp Âm
    • Phật Học
    • Phim Truyện
    • Thuyết Pháp
    • Tri Thức
    • Truyện Phật
    • Văn Phòng Phẩm

    Kính chúc quý vị thân tâm an lạc khi đến với Website Lời Phật Dạy! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Mọi đóng góp và ý kiến xin quý vị vui lòng liên lạc địa chỉ email: loiphatdayorg@gmail.com.