Kinh Pháp Cú Phẩm Song Yếu
1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
3. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
4. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
5. Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.
6. Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.
7. Ai sống nhìn tịnh tướng,
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy,
như cây yếu trước gió.
8. Ai sống quán bất tịnh,
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần,
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá, trước gió.
9. Ai mặc áo cà sa.
tâm chưa rời uế trược,
không tự chế, không thực,
không xứng áo cà sa
10. Ai rời bỏ uế trược,
giới luật khéo nghiêm trì,
tự chế, sống chơn thực,
thật xứng áo cà sa.
11. Không chân, tưởng chân thật,
chân thật, thấy không chân:
chúng không đạt chân thật,
do tà tư, tà hạnh.
12. Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.
13. Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
14. Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.
15. Nay sầu, đời sau sầu,
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.
16. Nay vui, đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.
17. Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hai đời than,
Nó than: ‘Ta làm ác’
Ðọa cõi dữ, than hơn.
18. Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: ‘Ta làm thiện’,
Sanh cõi lành, sướng hơn.
19. Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.
20. Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.
Nguồn: Loiphatday.com
Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.
Thao Huynh
cho con hỏi, con muốn thỉnh kinh này thì làm sao ạ
Nguyễn Duy Khang
Dạ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MÂU NI PHẬT cho con được hỏi nghĩa của câu :
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Dạ con đi chùa con có xin được nhưng con chưa hiểu rõ ý lắm ạ mong giúp con .
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU Y QUANG
VƯƠNG PHẬT
Tâm Trí
Bạn vào YouTube bấm vô bài pháp như lý tác ý.của Trưởng Lão Thích Thông Lạc Bạn sẽ rõ.kính bạn 🙏
Kate
Theo mình thì ý nghĩa của câu này là tâm mình làm chủ vào tạo ra những ác hạnh hoặc Phước báu. Nếu tâm thanh tịnh thì dù làm việc gì cũng được Phước. Đây là quan điểm cá nhân mình thôi ạ.
Titu Vicki
Một việc làm vô ý là nhân quả còn có ý là nghiệp.
VD bạn đi lỡ đạp chúng một bọ,nó chết kiếp sau nó ghét,hại bạn rồi bạn nhìn xuồng thấy thế xin lỗi, chú nguyện và chôn cất nó thì giảm bớt nghiệp hoặc hết
Nhân quả 2 với w =4
Nghiệp 2 với 2 = 3 =6 = 1000 hoặc=0 ….
Ý ở đây cũng là hành vì ý chấo thức chủng tử làm ‘tôi, của tôi và tự ngã’ nên tư tưởng mới có thể tạo tác tam giới.
Bạn đừng tin tôi ,vì sao?
Vì không tin là không biết,tin là khờ dạy .
Bạn cần tự tìm hiểu thôi
Lời khuyên mà mình có đưa ra là :
Phải giữ gìn giới, hạnh thật kỹ
Rồi thiền định
Học giáo lý (nguyên thủy, tiểu thừa,đạI thừa,duy thức… nhưng pháp môn mà thù thắng nhất là tịnh độ của đức Phật A Di Đà vì vì sao?)
Bạn có thể nghe các sư giảng (như cố hoà thượng Thích Giác Khang, hòa thượng Tuyên Hóa..)
Huỳnh Vy
Theo tớ hiểu ý ở đây là tâm; là trái tim
Trái tim dẫn đầu chủ ý , nếu tâm có tà có ác niệm thì sẽ như xe xéo dằn qua, chân vật lôi xềnh xệch
Còn nếu tâm tính tốt hướng thiện thì sẽ được bình yên hạnh phúc vĩnh viễn vô lo vô nghĩ
Đúng nhận sai cấm cãi nè he.
Hồng Phong
Nam mô a di đà phật.Con hoan hỉ tiếp nhận lời Đức Phật dạy.
Nguyễn Thị thu thảo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Việt
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam
Xin chào ban biên tập
Xin giải thích giùm cho tôi rõ hơn về kinh pháp cú và kinh pháp cú thí dụ, tôi rất lang man trong vấn đề này!
Mong được sự hồi đáp!
Chân thành cảm ơn!
A di đà phật
Thầy Nguyên Đức
Tôi muốn thỉnh quyển KINH PHÁP CÚ này mà không biết thỉnh ở đâu. tôi ở Mỹ và muốn một quyển này không biết người dịch là ai. Xin cho tôi biết, cảm ơn
Mr Hữu
Kinh Pháp Cú
Do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ạ
Thiện Tâm
Nam mo bon su thich ca mau ni phat
Ngô Quốc Dễ
Con nguyện tin nhận sâu sắc và thực hành theo lời dạy.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hang
Nam mo bon su thich ca mau ni phat
Quang Tiến
Nam Mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Thanh Huyen
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật 🙏
Đông Âu
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
Đông Âu
Con xin kính tri công đức người chia sẻ lời dạy của Đức Phật 🙏
Tran duy Tan
LOI PHAT DAY THAM THUY,QUA HAY VA GIAN DI
Thắng nguyễn
Lời phật dạy rất hay ạ
NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
Thắng
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin ghi nhớ lời phật dạy
Văn Long
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật .
– Con xin ghi nhớ lời dạy .
bùi văn nam
nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
con xin nhớ lời dạy
Trọng Trung
Lời Đức Thế Tôn dạy quá hay.