235. “Ngươi nay giống lá héo,
Diêm sứ đang chờ ngươi,
Ngươi đứng trước cửa chết,
Ðường trường thiếu tư lương.”
236. “Hãy tự làm hòn đảo,
Tinh cần gấp, sáng suốt.
Trừ cấu uế, thanh tịnh,
Ðến Thánh địa chư Thiên.”
237. “Ðời ngươi nay sắp tàn,
Tiến gần đến Diêm Vương.
Giữa đường không nơi nghỉ,
Ðường trường thiếu tư lương.”
238. “Hãy tự làm hòn đảo,
Tinh cần gấp sáng suốt.
Trừ cấu uế, thanh tịnh,
Chẳng trở lại sanh già.”
239. “Bậc trí theo tuần tự.
Từng sát na trừ dần.
Như thợ vàng lọc bụi
Trừ cấu uế nơi mình.”
240. “Như sét từ sắt sanh,
Sắt sanh lại ăn sắt,
Cũng vậy, quá lợi dưỡng
Tự nghiệp dẫn cõi ác.”
241. “Không tụng làm nhớp kinh,
Không đứng dậy, bẩn nhà,
Biếng nhác làm nhơ sắc,
Phóng dật uế người canh”
242. “Tà hạnh nhơ đàn bà,
Xan tham nhớp kẻ thí,
Ác pháp là vết nhơ,
Ðời này và đời sau.”
243. “Trong hàng cấu uế ấy,
Vô minh, nhơ tối thượng,
Ðoạn nhơ ấy, tỷ kheo,
Thành bậc không uế nhiễm.”
244. “Dễ thay, sống không hổ
Sống lỗ mãng như quạ,
Sống công kích huênh hoang,
Sống liều lĩnh, nhiễm ô.”
245. “Khó thay, sống xấu hổ,
Thường thường cầu thanh tịnh.
Sống vô tư, khiêm tốn,
Trong sạch và sáng suốt.”
246. “Ai ở đời sát sinh,
Nói láo không chân thật,
Ở đời lấy không cho,
Qua lại với vợ người.”
247. “Uống rượu men, rượu nấu,
Người sống đam mê vậy,
Chính ngay tại đời này,
Tự đào bới gốc mình.”
248. “Vậy người, hãy nên biết,
Không chế ngự là ác.
Chớ để tham phi pháp,
Làm người đau khổ dài.”
249. “Do tín tâm, hỷ tâm
Loài người mới bố thí.
Ở đây ai bất mãn
Người khác được ăn uống,
Người ấy ngày hoặc đêm,
Không đạt được tâm định?”
250. “Ai cắt được, phá được,
Tận gốc nhổ tâm ấy.
Người ấy ngày hoặc đêm,
Ðạt được tâm thiền định.”
251. “Lửa nào bằng lửa tham!
Chấp nào bằng sân hận!
Lưới nào bằng lưới si!
Sông nào bằng sông ái! ”
252. “Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó.
Lỗi người ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo,
Còn lỗi mình, che đậy,
Như kẻ gian dấu bài.”
253. “Ai thấy lỗi của người,
Thường sanh lòng chỉ trích,
Người ấy lậu hoặc tăng,
Rất xa lậu hoặc diệt.”
254. “Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn,
Chúng sanh thích hý luận,
Như lai, hý luận trừ.”
255. “Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn.
Các hành không thường trú,
Chư Phật không giao động.”
Nguồn: Loiphatday.com
Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.
Đông Âu
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
Con xin kính tri ân công đức những người đã trao truyền và chia sẻ lời dạy của Đức Phật 🙏
Đông Âu
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
Con xin kính tri ân công đức người đã trao truyền và chia sẻ lời dạy của Đức Phật 🙏
Hiên
Cho e hỏi phật 235 có ý nghĩa gì zay ạ
Vo thi sau
Nam Mô A Di Đà Phật. Mình bị nghiệp chướng chồng không thương, coi thường. Làm cách nào để chuyển nghiệp đây.
đạt
Có một cô gái nọ mới đi làm dâu. Cô dâu mới thấy mình không thể sống chung được với mẹ chồng vì cá tính hai người khác nhau một trời một vực. Bà mẹ chồng hay trách cô, cô dâu mới cũng hay bướng bỉnh, làm cuộc sống hai người luôn gay gắt, căng thẳng.
– Anh ơi, em không thể nào sống chung với mẹ được nữa. Chúng mình dọn ra ở riêng đi?
– Em nói hay thật, mẹ già rồi, lại có mỗi hai vợ chồng mình để nương tựa, ta ra ở riêng thì ai sẽ chăm sóc mẹ đây?
– Chăm sóc? Anh chăm được mẹ thì chăm, chứ em chịu, em mệt mỏi quá rồi.
– Em mệt à, để anh đưa em đến thầy lang cắt ít thuốc là khỏi ngay ấy mà.
– Thầy lang, thầy lang thì sao chữa nổi nỗi khổ của em.
– Ông thầy này giỏi lắm, chữa được bách bệnh đó, thuốc gì ông ta cũng có.
…
Một ngày nọ, cô tìm tới nhà một cụ lang. Sau khi kể hết sự tình, cô xin cụ một liều thuốc độc để bỏ cho mẹ chồng ăn. Ban đầu cụ lang từ chối, nhưng sau đó do cô một mực năn nỉ, sau một hồi lâu suy nghĩ, cuối cùng cụ bảo:
– “Thôi được, ta có một bài thuốc bí truyền, nhưng bài thuốc này khó thực hiện lắm, không biết cô có làm theo được không?”
– Dạ, khó mấy con cũng cố gắng được ạ.
– Được, vậy cô chờ ta một lát.
Một lúc sau thầy lang mang thuốc ra và nói:
– Cô mang thuốc này về hầm với thịt gà cho mẹ dùng. Mỗi ngày dùng một ít cho đến khi hết thì mẹ chồng cô sẽ không còn trên thế gian này nữa. Cô nên nhớ, để thuốc này có công hiệu, từ nay trở đi cô không được cãi mẹ, phải vâng lời và chăm sóc nâng niu bà hết mình. Như thế thuộc độc này mới có tác dụng.
– Dạ con xin đội ơi thầy, con xin nhất nhất nghe theo lời thầy dặn.
……..
– Mẹ ơi, con nấu cháo gà cho mẹ tẩm bổ, con mời mẹ ăn ngay cho nóng ạ.
…
– Con dâu mẹ nấu ngon quá.
Cô gái y lời dạy của thầy lang, một nửa năm trời, cô ta làm đúng như lời dặn của cụ. Hàng xóm láng giềng hết sức ngạc nhiên khi thấy cô con dâu trở nên ngoan ngoãn, cơm bưng nước rót, tẩm bổ chiều chuộng mẹ chồng. Bà mẹ chồng cũng đổi tính coi con dâu như con đẻ, đi đến đâu cũng khoe nhà mình tốt phúc có được dâu thảo.
Thời gian trôi qua, chính cô gái cũng quên bẵng mình nấu thuốc để làm gì. Rồi một ngày cô sực nhớ: “Trời, thuốc của thầy lang cho đã hết rồi, vậy là cái ngày khủng khiếp đó đã sắp đến sao?”.
Cô vộ vã đến nhà thầy lang và nói trong nghẹn ngào:
– Con ngàn lạy thầy, thầy làm ơn cho con xin thuốc giải độc, giờ mẹ chồng con coi con như con đẻ, con cũng thấy bà như mẹ đẻ của mình. Con không đang tâm để mẹ chồng ra đi như vậy …
– Có thật là con nghĩ vậy không?
– Dạ, con đã thay đổi rồi, con cầu xin thầy cho con thuốc giải độc để mẹ con được sống.
– Thôi được, vậy thì bây giờ ta sẽ cho con biết điều này, thuốc ta đưa cho con chỉ là thuốc bổ, thuốc độc có chăng là ở trong đầu con đó. Nếu cứ ở đó nó sẽ giết cả nhà con. Thuốc ta đưa tuy mẹ con uống nhưng nó đã tẩy sạch thuốc độc trong đầu con rồi. Con phải nhớ rằng, ở đời ta đối xử với người ra sao, thì người sẽ đối xử với ta như vậy.
– …
Bài viết được sưu tầm từ câu chuyện cổ ngày xưa, nhưng thiết nghĩ, nó vẫn luôn đúng trong thời đại ngày nay. “Ở đời đối xử với người ra sao, thì người đối xử lại với ta như vậy” vẫn luôn là một chân lý sống để ta học hỏi. Nếu ai cũng làm được điều này, thì câu chuyện muôn thuở “mẹ chồng nàng dâu” có lẽ đã dễ chịu hơn rất nhiều.
Thiện Tâm
Cám ơn bạn, một câu chuyện thật ý nghĩa 🙂
Đông Âu
Rất hay và ý nghĩa ạ. Con xin cảm ơn vì đã chia sẻ câu chuyện này.