Lời Phật Dạy - Làm theo Lời Phật Dạy

Làm Theo Lời Phật Dạy

Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình.
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Kinh Phật
  • Niệm Phật
  • Ăn Chay
  • Phật Học
    • Pháp Âm
    • Thuyết Pháp
    • Hình Phật
    • Truyện Phật
    • Nhạc Thiền
    • Phim Truyện
  • Nhân Quả
You are here: Home / Kinh Phật / Kinh Pháp Cú 21 – Phẩm Tạp Lục

Kinh Pháp Cú 21 – Phẩm Tạp Lục

290. “Nhờ từ bỏ lạc nhỏ,
Thấy được lạc lớn hơn,
Bậc trí bỏ lạc nhỏ,
Thấy được lạc lớn hơn.”

291. “Gieo khổ đau cho người,
Mong cầu lạc cho mình,
Bị hận thù buộc ràng
Không sao thoát hận thù.”

292. “Việc đáng làm, không làm,
Không đáng làm, lại làm,
Người ngạo mạn, phóng dật,
Lậu hoặc ắt tăng trưởng.”

293. “Người siêng năng cần mẫn,
Thường thường quán thân niệm,
Không làm việc không đáng,
Gắng làm việc đáng làm,
Người tư niệm giác tỉnh,
Lậu hoặc được tiêu trừ.”

294. “Sau khi giết mẹ cha,
Giết hai Vua Sát lỵ,
Giết vương quốc, quần thần
Vô ưu, phạm chí sống.”

295. “Sau khi giết mẹ cha,
Hai vua Bà-la-môn,
Giết hổ tướng thứ năm
Vô ưu, phạm chí sống.”

296. “Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác
Vô luận ngày hay đêm,
Tưởng Phật Ðà thường niệm.”

297. “Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Tưởng Chánh Pháp thường niệm”

298. “Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Tưởng Tăng Già thường niệm.”

299. “Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Tưởng sắc thân thường niệm.”

300. “Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Ý vui niềm bất hại.”

301. “Ðệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Ý vui tu thiền quán.”

302. “Vui hạnh xuất gia khó,
Tại gia sinh hoạt khó,
Sống bạn không đồng, khổ,
Trôi lăn luân hồi, khổ,
Vậy chớ sống luân hồi,
Chớ chạy theo đau khổ.”

303. “Tín tâm, sống giới hạnh
Ðủ danh xưng tài sản,
Chỗ nào người ấy đến,
Chỗ ấy được cung kính.”

304. “Người lành dầu ở xa
Sáng tỏ như núi tuyết,
Người ác dầu ở gần
Như tên bắn đêm đen.”

305. “Ai ngồi nằm một mình.
Ðộc hành không buồn chán,
Tự điều phục một mình
Sống thoải mái rừng sâu.”


Nguồn: Loiphatday.com

5 / 5 ( 6 bình chọn )

Comments

  1. Đông Âu says

    27/08/2020 at 11:48 chiều

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
    Con xin kính tri ân công đức những người đã trao truyền và chia sẻ lời dạy của Đức Phật 🙏

    Trả lời
  2. Trương Nguyễn Phúc Anh says

    17/02/2020 at 10:39 sáng

    Xin cảm ơn bạn

    Trả lời
  3. Nguyễn Thiên Phúc says

    13/09/2018 at 6:44 chiều

    Mình xin giải thích 2 phần kệ ngôn này ở phẩm Tạp Lục nhé:
    294. “Sau khi giết mẹ cha,
    Giết hai Vua Sát lỵ,
    Giết vương quốc, quần thần
    Vô ưu, phạm chí sống.”
    295. “Sau khi giết mẹ cha,
    Hai vua Bà-la-môn,
    Giết hổ tướng thứ năm
    Vô ưu, phạm chí sống.”
    Mẹ ở đây là ái dục, cha ở đây là ngã mạn,
    Hai vua Sát lỵ hay hai vua hiếu chiến, hai vua Bà-la-môn ở đây là thường kiến và đoạn kiến,
    Vương quốc ở đây là lục căn và lục trần, quần thần ở là đây là ái luyến,
    Hổ tướng thứ năm ở đây là năm triền cái là: “tham, sân, thụy miên (là hôn trầm, uể oải, buồn ngủ), trạo hối (là trạo cử và hối quá, trạo cử gồm một là trạo cử nơi tâm chỉ trạng thái tâm bị các niệm lăng xăng vớ vẩn chi phối, hai là trạo cử nơi thân chỉ trạng thái thân đau nhức tổn thương do hành vi căng thẳng quá đáng, vô lý, hối quá là sự hối hận, day dứt vì lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ) và nghi ngờ chánh Pháp”,
    Phạm chí ở đây là A-la-hán
    Vô ưu là không lo lắng buồn phiền
    Đây là nghĩa bóng của 2 kệ trên nếu bạn giết cha, giết mẹ, giết vua, quần thần theo nghĩa đen là vào tù hay đọa địa ngục Vô Gián.

    Trả lời
    • Nguyễn Thiên Phúc says

      15/09/2018 at 9:24 chiều

      Cho mình xin giải thích thêm phần hối quá:
      Biết hối hận trước một việc làm sai trái là thiện pháp chứ không phải ác pháp, nhưng ở đây sự bứt rứt, day dứt không nguôi khiến tâm không thể an tịnh để nhập chánh định.
      Sám hối đúng pháp là sám hối tội lỗi một cách chân thành nhất, sòng phẳng nhất, nhưng không đắm chìm trong hối hận suông mà phải dứt khoát thoát ra bằng cách phát tâm nguyện mạnh mẽ, không tái phạm lần nữa, quyết tâm bắt đầu từ nay phải làm khác đi, quyết tâm khắc phục sửa chữa lỗi lầm, quyết tâm tạo thiện làm lành, bẻ lái cuộc đời mình theo con đường mới đúng như với Chánh Pháp.

      Trả lời
      • Quốc Anh says

        16/08/2020 at 1:31 chiều

        Xin cảm ơn đã giải thích ạ nếu ko có bạn tôi sẽ hiểu lầm mất. Xin chân thành cảm ơn!!!

        Trả lời
      • Đông Âu says

        27/08/2020 at 11:45 chiều

        Xin cảm ơn bạn về hai phần giải thích trên 🙏

        Trả lời
      • Liem says

        02/09/2020 at 1:04 chiều

        Sadhu! Sadhu!sadhu!

        Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

THEO DÕI LỜI PHẬT DẠY

Lời Phật Dạy

NỘI DUNG MỚI CẬP NHẬT

  • Hạt dinh dưỡng – Nguồn protein không thể thiếu cho người ăn chay
  • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch
  • Phim Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng 55 Tập
  • Chú Đại Bi
  • Lý giải nhân duyên vợ chồng cha mẹ con cái

CHUYÊN MỤC

  • Ăn Chay
  • Hình Phật
  • Kinh Phật
  • Nhạc Thiền
  • Nhân Quả
  • Niệm Phật
  • Pháp Âm
  • Phật Học
  • Phim Truyện
  • Thuyết Pháp
  • Truyện Phật
  • Văn Phòng Phẩm

DANH MỤC GIẢNG SƯ

  • Hòa Thượng Thích Thanh Từ
  • Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
  • Thầy Thích Pháp Hòa
  • Thầy Thích Phước Tiến
  • Thầy Thích Thiện Thuận
  • Nội Dung Mới

    • Hạt dinh dưỡng – Nguồn protein không thể thiếu cho người ăn chay
    • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch
    • Phim Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng 55 Tập
    • Chú Đại Bi
    • Lý giải nhân duyên vợ chồng cha mẹ con cái

    Chuyên Mục

    • Ăn Chay
    • Hình Phật
    • Kinh Phật
    • Nhạc Thiền
    • Nhân Quả
    • Niệm Phật
    • Pháp Âm
    • Phật Học
    • Phim Truyện
    • Thuyết Pháp
    • Truyện Phật
    • Văn Phòng Phẩm

    Kính chúc quý vị thân tâm an lạc khi đến với Website Lời Phật Dạy! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    Mọi đóng góp và ý kiến xin quý vị vui lòng liên lạc địa chỉ email: loiphatdayorg@gmail.com