Phật tử chúng ta khi lễ Phật chúng ta đọc sao “ Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ…” chánh điện chùa Thiên Phước “ Điều Ngự Sư”
Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.
Để giảm bớt tác hại do hành nghiệp này gây ra
Hôm nay nhân dịp lễ…tôi xin trình bày đến quý phật tử một phương pháp của Phật dạy “ sống nhẫn theo lời Phật dạy.
Người xưa thường hay nói : một câu nhịn chín điều lành, hay “ chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”
Định Nghĩa: Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh( lợi mình lợi người),
Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lữa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm…đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng…nếu vậy chưa phải là nhẫn.
Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại, và khi sân giận mang lại hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.
Những trường hợp NÀO CHÚNG TA cần phải nhẫn nhục ?
Thứ nhất là bị người khác xúc phạm:
Người nhỏ hơn, hay bằng mình xúc phạm : vô lễ, hỗn, có thái độ chống đối…
Ví dụ; khi ở nhà chúng ta bị con cháu vô lễ nếu không biết nhẫn thì mình phải sao ? chữi cha nó chứ không thèm chữi nó, hoặc giận nữa thì chữi ông nội nó.. Nhiều khi cháu mình nó sai, mình kêu lại rầy, nó đứng chống nạnh trả lời “ ông là cái thá gì mà nói tui”. Đối với phật tử chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết nhẫn thì việc tu tập chưa đạy ý nguyện, có khi mình là người quy y lâu, đến chùa tu học, công quả cũng lâu, nay gặp mấy đứa nhỏ hơn mới vô, mình góp ý nó, nó nói bà lấy quyền gì mà nói tui, chùa này chỉ có trụ trì thôi…
Bị lớn hơn, có uy quyền hơn xúc phạm : chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi, tại vì thấy mình nhỏ, nghĩ rằng không biết, mình ngu…nên dùng cái quyền người lớn để dọa nạt…nên chúng ta là người lớn hơn phải dùng điều đúng để đối xử…
Người vó uy quyền : Chúng ta đang sống trong một xã hội độc lập, tự do, hạnh phúc…mục tiêu của Đảng, Nhà nước đưa đất nước tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…tuy nhiên trong lộ trình hướng tới đó, có khi chúng ta cũng gặp một vài trường hợp bị xúc phạm, nếu có xảy ra thì chúng ta phải làm sao? Phải nhẫn, vì đó chỉ là một vài trường hợp cá nhân thôi, chứ chúng ta không thể đổ lỗi hết cho cả xã hội là không được.
Hoặc nghe nói ông thầy này, bà sư cô kia sai thì được chứ quơ cả thầy chùa vô là không được. nên chúng ta phải nhẫn để quán chiếu, để hóa giải, để tìm hướng giải quyết, chứ không thể có hành động tiêu cực dẫn đến hậu quả không tốt ( dẫn truyện : như hôm rồi báo đăng: xe hon da chở ba, …” chống thi hành công vụ”,“ mẫu chuyện Xá Lợi Phất và La Hầu La đi khất thực”)
Còn cả hàng trăm hàng ngàn trường hợp làm cho ta không được như ý: có những trường hợp từ trên trời rớt xuống, là thế nào, thiên tai bão lũ, thời tiết nóng lạnh, mưa gió bất thường, sụp đất, đá lỡ…chúng ta phải dùng chữ Nhẫn mà tu, nếu không tu nhẫn, gặp việc tức giận quá, không biết làm sao, ra đứng ngoài sân nhìn lên cao la làng lên, “ trời ơi ngó xuống mà coi, sao ông ăn ở ác quá…”thực chất có trời nào nghe mình la không ? trời là lòng mình, như “câu truyện vui đổi ngỗng cầu mưa”, câu truyện muốn nói ở đời ai cũng muốn thuận lợi về mình, nếu khi không được thì phải cầu cạnh, mà người có khả năng giải quyết cho mình, thì còn biết bao nhiêu việc người khác nữa, nên nếu không được như ý của mình thì phải nhẫn.
Còn có những trường hợp do mình tạo ra, hay trong gia đình nhỏ bé của mình, chồng nói một tiếng,vợ không nhẫn cãi lại..tức giận đánh nhau, người nào cũng không chịu phần lỗi, cho mình là đúng. Trong trường này một trong hai người dùng chữ nhẫn có thể nhận trách nhiệm về mình “ anh ơi…em biết lỗi rồi mà !” thì mọi việc sẽ theo diễn tiến khác, có khi tốt đẹp hơn rất nhiều.
Nhưng không chịu nhẫn được thể hiện qua những lời nói xuất phát tự con tim, hay đáy lòng, thì dồn nén đó, tội nghiệp cho ai…cho con, cho đồ vật, cho vật nuôi…
Ví dụ: đang bị chữi tức quá không làm gì được, gặp đứa nhỏ đi học về..mắng cho một trận, rồi quay qua con mèo đói, đang đòi ăn..không biết chuyện gì xảy ra, mọi người có thể đoán được ý rồi đó.
Thứ hai, đối nghĩa với nhẫn nhục là nóng giận:
Chúng ta thấy thường ngày trong cuộc sống, một người nào đó, không thấy họ nhẫn nhịn, thì điều gì ở họ cho chúng ta dễ nhận ra họ? “ sân” sân giận là một trong ba món độc của thế gian.” Một niệm sanh tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”
Hoặc chúng ta sống chung, hay hợp tác làm ăn với những người này thì không thuận lợi cho mấy. trong gia đình vợ chồng sống với nhau một nhà, chồng nóng nảy quá, thì làm khổ vợ con, hoặc có khi trong nhà chẳng may có đứa con nóng nảy thì cũng vậy…, nếu chống đối thì mất hạnh phúc. “ câu chuyện chỉ có con cá mà giết em ruột”mà báo đã đăng rồi đó, hoặc giả sống chung với một người, mà chất sám họ ít quá…cái đầu tàu hủ.. “ râu rồng nấu với ruột tôm, người khôn sống với người ngu bực mình”
Có một dạng tương đương với sân “phẫn” bên ngoài không thấy biểu hiện gì, nhưng trong lòng họ đang dồn nén để tìm các trả thù, đạo Phật không chấp nhận cách nhẫn nhục này, mà nó là nóng giận đang biến tướng, dạng tâm lý này rất tai hại…
Thứ ba, vậy thì nhẫn nhục cho chúng ta điều gì?
Nếu chúng ta thực hiện được sự nhẫn, thì bản thân rất được nhiều người thương mến, dễ gần, gia đình hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn. Xã hội Việt Nam chúng ta thường hay nói về mối quan hệ tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu. Và sự việc đều không tốt đẹp bao giờ cũng đổ lỗi cho những bà mẹ chồng, mà nguyên nhân sâu xa nhìn chung là nghiêng về nàng dâu. Vì bởi cô dâu là người ngoài, họ có mặt tại nhà chồng để làm gì, và họ được gì ?…nên họ phải là người phải hội đủ tiêu chuẩn mà các bà mẹ chồng đưa ra. Nếu hiểu điều đó cô dâu cố gắng sống tốt, bên cạnh đó áp dụng chữ Nhẫn thì mọi điều sẽ tốt đẹp:
“Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái
Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền
Sống cõi đời thông thả bình yên
Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”
(Một số dẫn chứng trong bài nói chuyện được nhắc đến: trận động đất ở nhật bản 2011, người Nhật…và có em bé..Là sức mạnh của người tu: câu chuyện của Quan Âm thị Kính,Bạch Ẩn Thiền Sư..thế À)
Hơn nữa thực hiện được sự nhẫn cũng là giữ sức khỏe cho mình: tim, huyết áp..
Để trả hết nghiệp: theo đạo Phật sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui. Vừa trả nghiệp mà vừa làm sạch nghiệp, cũng giống như vừa tu mà chỉ người khác tu, để làm thay đổi Nghiệp. Vừa nhẫn mà vừa tìm phương tiện khéo léo để họ cũng nhẫn như mình, cũng từ bi nhân từ như mình, khi đã hiểu ra thì sạch nghiệp với nhau, và sống an vui hạnh phúc đời này và đời sau.“ Phú Lâu Na tấm gương vĩ đại” “Ngộ Đạt quốc Sư.”
Một vài phương pháp tu Nhẫn :
Chúng ta đưa ra nhiều về tác hại, và lợi ích, bây giờ là mấu chốt quan trọng trong buổi nói chuyện hôm nay, đó là phương pháp tu. Có thể nói có vô số cách mà đức Phật dạy để chúng ta hóa giải nó. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài phương pháp sau:
a) Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài
b) Quán tưởng: ( mổ xẻ) trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ. quán xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ. Và không thì nghĩ đến cái đám tang (vô thường) vừa đi tiển đưa hôm qua, hay vào nghĩa trang mà nhìn
c) Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, làm một việc gì đó, nhớ là đừng đi nhậu, hay tự vẫn nhé!
d) Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì:
Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.
Chúng ta biết rồi ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.
Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.
phúc
Chữ Nhẫn này tuy biết nhưng quả thật không phải dễ tu thành chút nào nhỉ,nói thì nói vậy nhưng con cũng sẽ cố gắng tu tập cho mình cái tâm nhẫn và những điều Phật dạy khác để cuộc đời thanh thản và tươi sáng hơn
Nam Mô A Di Đà Phật🙏
quynh diễm
con muốn lắm nhưng sao k làm đc. Biết mình sai nhưng cứ lao vào
Con biết mình ích kỷ nhưng cái tôi quá lớn
Phải làm sao để thay đổi đc mình
Con sẽ cố – dặn lòng phải Nhẫn
Để cho con hóa giải đc khổ đau
Con xin niệm Nam mô a di đà phật
Darkmoon
Cháu cảm ơn các ông các chú đã chỉ bảo cháu sẽ cố gắng học tập chăm chỉ tu dưỡng tốt tích đức không nóng nảy không nóng nảy cháu hi vọng cháu sẽ làm được cháu hứa!
Minhmab
Sẽ từ từ luyện dần (trên con đường giác ngộ của Phật bao chông gai thử thách, còn mình mới biết hướng đi đúng, mình sẽ cố gắng đi, rồi một ngày cũng sẽ tới nơi an lạc. Nam Mô A Di Đà Phật!). Cảm ơn tác giả bài viết vì những lời chia sẽ tâm đắc!
Nguyễn Trường Đồ
Nam mô a di đà phật! con nguyện buông bỏ những sân si trong lòng. Một lòng hướng phật! cuộc sống còn nhiều bon chen, lừa lọc, tranh dành …quá nhiều thứ tác động đến cuộc sống. Từ nay con nguyện “Nhẫn” để lòng thanh thản, gia đình hạnh phúc. Nam mô a di đà phật
Cyborg Girl
Nam mô a di đà phật
Muốn Nhẫn được cũg ko phải dễ khi mà con là 1 người hay cáu gắt và khó gần…cũg bởi tính khí này mà con đã phạm phải 1 sai lầm nghiêm trọg…1 thằg em họ nó quậy cứ đùa giỡn trên giườg cha con, con mới bực mìk đuổi nó ” Đi ra” ( khỏi giườg) chỉ 2 chữ thôi, sau đó nhà con có đóg cửa, 1 phần là ko muốn nó quậy, phần còn lại vì trời tối nên đóg đi ngủ, ròi ko biết nó nói j mà nhà nó đã bài xích con, chắc tưởg con đuổi nó khỏi nhà,…tuy ko nói thẳg mặt nhưg con vốn nhạy cảm với mấy chuyện kiểu này nên đoán ra hết…con thật sự hối hận lắm, tại sao con ko chịu Nhẫn nhịn 1 chút để ròi giờ phải chịu hậu quả như vầy, giờ trog mắt m.n con như là người xấu vậy, con thật sự buồn lắm,…
NGUYÊN TƯỜNG
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Chữ Nhẫn rất khó thực hành, nhất là khi theo tâm lý, người đối diện không hiểu thì sẽ lấn tới vì nghĩ rằng người kia nhu nhược…
Nghe pháp thoại, thấu hiểu, và thực hành là điều xin hứa với lòng.
Duong van Duc
NAM MO A DI DA PHAT
Ngoc
Thực hành chữ “nhẫn” thật khó. Khi mà người khác lấy chữ nhẫn của mình để lấn tới. Con cần phải “nhẫn” hơn nữa.
Thuy
Nam mô a di đà phật
phan binh
Biết rằng nhẫn nhịn được là tốt cho mình tốt cho người. Sự tức giận luôn tồn tại trong con người con khi có chuyện gì đó không hay. Lòng sân si của con lại nổi dậy. Con muốn thoát khỏi sân si buông xuống những khổ đau trong cuộc đời, nhẫn nhịn là điều mà con phải cố gắng quyết tâm làm cho bản thân con và khuyên mọi người củng phát tâm nhẫn nhịn, con xin Đức Phật chỉ dạy, tâm nhẫn nhịn.
Hang bui
Hôm nay con rất tức giận, không biết nói cùng ai, cũng không muốn chút giận lên người khác.con cố kìm nén, nhưng sao cứ khó chịu đến vậy.
Nguyễn Thị Thảo
A DI ĐÀ PHẬT
Tran Thi To Tram
bài viết rất hay và phù hợp với con để con thay đổi tính nóng của mình… 🙂
phạm ngọc lê
Con xin ghi nhớ lời phật dạy, nam mô a di đà phật
vũ mạnh hoàng
nam mô a di đà phật…con sẽ cố gắng học tập để sửa tính nóng của con
Tran Thi To Tram
🙂
Phạm thanh vinh
Nam mô A Di Đà Phật. Từ lúc đọc được những lời Phật dạy, con đã thấu hiểu và rút ra cho mình nhiều điều sai trái mà con đã gây ra, con hối hận lắm, con ước gì con chịu đọc sớm hơn một tí thì sẽ không đến nông nỗi này, đánh mất đi người vợ con thương yêu nhất, làm những việc phải để gia đình buồn phiền. Con xin hứa từ giờ trở đi con sẽ lấy lời dạy của người để làm phương châm cho cuộc sống sau này. Nam mô A Di Đà Phật, và để cho vợ con hiểu được tấm lòng của con mà quay về. Con xin người. Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật
tấn bảo says
Con sẽ cố gắn nghi nhớ,học thuộc chữ nhẫn này,để không còn tức giận hay nóng nảy nữa.
nguyen dai quang vu
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, những lời vàng ngọc của Thầy thật sâu sắc, nếu xã hội này mọi người biết học tập, làm theo lời Phật dạy thì thật an lành. Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyễn Đình Huy
Xin lỗi.Con không làm được.
LÝ THỊ KIM DUNG
Nhiều lúc có những chuyện làm con buồn rồi bực bội tức rồi khóc, sau đó đổ tất cả tức giận đó lên một ai đó, giờ thì phải nhẫn thôi.
binh
Con cám ơn Phật.
Hhiep
Lùi một bước trời cao đất rộng. Nhẫn nhục là hạnh của bố tát. A di đà Phật.
ho hpuong
Muốn học được chữ Nhẫn trước hết phải có tâm và học được chữ Tâm và Trí…
cong nguyen
A Di Đà Phật.
DONGLE
Nam Mô A Di Đà Phật.
minhtam
Con đọc lời Phật dạy mà lệ con rơi, cám ơn Phật đã đến với chúng con. Nam Mô A Di Đà Phật.
Kellymai
Con xin nguyện theo Lời Phật dạy
Ètn
Nam Mô A Di Đà Phật
anh
Nam Mô A Di Đà Phật
quynh hoa
Nam mô a di đà Phật. Con biết cuộc đời mình gặp bao nhiêu khó khăn trở ngại nhưng con xin hứa sẽ luôn gắng sức luôn ghi nhớ lời Phật dạy trong tấm lòng con. Con đã phải chịu rất nhiều điều đau khổ nhọc nhằn, mọi lỗi lầm con gây ra thấy thật có lỗi. Đức Phật xin Người hãy mở rộng tấm lòng từ bi giúp cho con vượt qua khó khăn này. Những điều Người dạy bảo như 1 cuốn sách luôn ghi nhớ trong trí óc con. Chữ “Nhẫn” mà người dạy đối với con cũng như 1 thử thách, xin hãy giúp con vượt qua thử thách này. Nam mô a di đà Phật.
tran thi hong
Con nam mô a di đà Phật. Con xin vâng và làm theo lời dạy của Đức Phật.
hồ lan
chữ nhẫn này khó học quá… con sợ mình làm ko nổi. nước mắt rơi bao lần mà con học chẳng tròn chữ
Nguyen Manh
Nam mô a di đà phật!
ngao
Chữ nhẫn khó học quá
Hanh thuy
Nam mô a di đà Phật. Lời Phật dạy con ghi trong lòng, con nguyện theo lời của Phật. A di đà Phật.
Huong
Nam mô, Vô Thái Phật Di Lặc
nguyễn nho hậu
Vô thái phật di lặc
hung luong
Nhẫn nhịn và tha thư cho những người làm tổn thương mình, đó cũng là một cách để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, không oán trời – không trách người, a di đà Phật
Chaungoclinh
Con sẽ nguyện theo lời dạy của Phật, con sẽ cố gắng học được chữ nhẫn.
Tuan Ca
Dạ..Cuộc sống này vốn dĩ tốt đẹp là do mình thành thật nhận ra…Có đôi khi mình sai nhưng vẫn cố chấp thì sẽ không tỉnh ngộ được…Con vẫn đang trên đường làm 1 người tốt dù cho trên thế gian này không có người hoàn hảo nhưng con sẽ cố gắng tu để được gần như hoàn hảo…và bắt đầu từ NHẪN…
Nguyen Van Thu
Các bạn có khi nào thấy chán cuộc sống bon chen, tranh giành, lừa lọc nhau vậy không? Chính những thứ đơn giản nhất như những món ăn hay những thông tin trên mạng rao truyền, tất cả đều do đầu óc thông minh của con người tạo ra để rồi chính nó làm ảnh hưởng đến chính người thân mình, bạn bè mình, xã hội mình.
Tại sao chúng ta không tìm cách giải trừ mà chúng ta còn hưởng ứng làm gì? Nếu mỗi con người ai cũng có ý thức và trách nhiệm với xã hôi thì mọi người sẽ tìm thấy được niềm vui và sự an ủi là niềm vui lớn nhất.
nguyễn văn định
Nếu được như bạn nói thế thì không có những giọt lệ vô nghĩa của những người nhẫn quá đâm ngu như mình(1)!
Baotran
Nam mô a di đà Phật. Chữ nhẫn của Phật con nên học bắt đầu từ đâu…
Nguyen Van Thu
Số điện thoại của mình là 01667 399 394
Nếu các bạn thấy buồn hay muốn tìm người tâm sự hay trút phiền não hãy gọi cho mình nhé!
Chúc tất cả luôn vui khỏe!
Nguyen Van Thu
Một chữ nhịn chín điều lành, điều này thật ý nghĩa đối với mỗi chúng ta. Con người trong cuộc đời này luôn chịu nhiều khổ tâm, lụy phiền, lo lắng, toan tính, bon chen…Người giàu có cái khổ của người giàu, người nghèo có cái khổ của người nghèo. Chỉ còn cách là ráng tự sửa để giải nghiệp và xóa nghiệp để qua đời Thượng Ngươn Thánh Đức, con người mới hạnh phúc thật sự thôi.
Cuộc sống hiện tại của chúng ta không còn điều gì để mình cho là tốt nữa ngoài tình người, nhưng con người đối xử với con người cũng xấu xa lắm rồi.Chính sự tiên tiến và hiện đại mà ngày càng dẫn dắt con người chạy theo xa hoa, vật chất, con người ngày càng sống ích kỷ, tính toán mưu cầu cho bản thân nhiều hơn.
Mình xin gửi đến các bạn những lời nhắn nhủ thật tâm mình là: Các bạn hãy giữ lòng mình cho thanh tịnh, tâm mình phải trong sáng, phải ráng báo hiếu lo tròn trách nhiệm với cha mẹ ông bà, vợ chồng con cái thuận hòa chăm sóc tốt cho nhau. Cùng nhau tìm cách giải nghiệp để thoát khỏi luân hồi, vòng lẩn quẩn của con người nhé!
Đỗ Hoàng
Hay và ý nghĩa quá 🙂
quang đức
Hay. Con sẽ cố gắng tu tâm dưỡng đức
hoa ngoc
con xin phát nguyện từ hôm nay, lấy chữ NHẨN là tâm chỉ của cuộc sống để có được tâm an lành như lời Phật dạy!
thùy dung
A di đà phật
tranthiminhphuong
Nam mô a di đà phật, lời phật dạy trăm điều đều đúng cả.Nay con cố gắng nguyện thành tâm học và làm theo lời phật dạy .
hanh tam
Con nguyện thành tâm học hỏi những điều người dạy, Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật.
thuylinh
Nam Mô A Di Đà Phật
chu nhat binh
Nam mô a di đà Phật, xin đức Phật từ bi giúp con qua được cơn nóng giận thường ngày với người con yêu thương, cũng vì cuộc sống đã xảy ra nhiều thứ không may mắn, khó khăn và đau khổ làm cho những bực bội nằm mãi trong lòng của con. Mong rằng những gian nan khó khăn sẽ bớt đi để con tìm được sự thanh thản nhẹ nhõm trong cõi lòng của mình. Nam mô a di đà Phật.
Tuan Nguyen (NC)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con nguyện nghe lời Phật dạy.
Nghia
Con đến bên đức Phật hơi muộn một chút nhưng thời gian còn lại con sẽ cố gắng tu chữ nhẫn.
Bảo
Con cám ơn lời dạy của Phật.
Trâm Anh
Cám ơn lời phật đã dạy chúng con
Nam mô a di đà phật
nguyễn nho hậu
nam mô a di đà phật .
nguyễn nho hậu
nam mô a di đà phật
con xin tu tập chữ nhẫn, vì cuộc sống kiếm tiền mà con sân si quá độ, tạp niệm hại người, con còn gieo tạp niệm này cho anh em con, con đả gieo cái ác chỉ vì lòng dạ ác độc của những người đồng nghiệp làm lâu năm,nhẩn tâm muốn chặn hàng hóa, cũng như chặn đường sống của anh em con, và con đả ngu si mà sân si để tâm ác cứ thế trào dân trong lòng , nay con xin tu tập, xin niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !!!
hoang thanh
Nam Mô A Di Đà Phật.
Quy nguyen
Chỉ có một chữ Nhẫn
Tâm ráng nguyện hành theo
Nhưng vì mình u minh,
Thấy sao mà quá khó.
Tâm nguyện với Phật rằng,
Con từ nay xin từ bỏ
Sân hận và sân si,
Để tâm hành chữ nhẫn.
Không phiền não trong lòng,
Hàng ngày niệm Danh Phật
Để tâm con an lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Quang Hoa
Chữ “nhẫn” thật là vô biên.
Vì vô biên nên chúng sanh làm sao học hết được.
Con sẽ cố gắng học. Học được ngày nào hay ngày nấy, nam mô a di đà Phật.
Pham Ngoc Duc
Con nguyện làm theo lời Đức Thế Tôn. Nam Mô A Di Đà Phật.
dao
Con xin vâng lời dạy này.
Thi
Biết như vậy nhưng làm không được, chắc là do tôi còn vô minh.
Nguyễn vũ
Con về thăm mẹ năm nào .tuổi già sức yếu xanh sao nụ cười . Mẹ dạy con biết làm người . Đói no trong sạch dù đời Hàn vi thương yêu nhân ái từ bi .lên sa …sa lánh những gì bất nhân . Lênh đênh tựa kiếp phù vân . Tình mẹ trăm sắc trong ngần hào quang .cho con hạnh phúc huy hoàng . Vẽ lên đường nét mênh mang vì đời . Cho con hơi ấm tuyệt vời . Để con cất bước nẻo đời dọc ngang .cho con phẩm giá làm người vượt qua biển lớn kiếp đời hiểm nguy .cho con nguồn sống hồn thi . Giúp con biết nhớ những gì mẹ cho .hiểu ra đạo nghĩa làm con . Phủi đi bụi giáp vàng son gọi mời . Nói sao cho hết tình người .LỘC MẸ BAN TẶNG SUỐT ĐỜI con MANG lời Đức phật dạy con xin thành tâm xám hối. NA MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÔ NI PHẬT