Lời Phật Dạy

  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Kinh Phật
  • Niệm Phật
  • Ăn Chay
  • Phật Học
    • Pháp Âm
    • Thuyết Pháp
    • Hình Phật
    • Truyện Phật
    • Nhạc Thiền
    • Phim Truyện
  • Nhân Quả
Trang chủ » Kinh Phật » Kinh Pháp Cú 24 – Phẩm Tham Ái

Kinh Pháp Cú 24 – Phẩm Tham Ái

334. “Người sống đời phóng dật,
Ái tăng như giây leo.
Nhảy đời này đời khác,
Như vượn tham quả rừng.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

335. “Ai sống trong đời này,
Bị ái dục buộc ràng
Sầu khổ sẽ tăng trưởng,
Như cỏ Bi gặp mưa.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

336. “Ai sống trong đời này
Ái dục được hàng phục
Sầu rơi khỏi người ấy
Như giọt nước lá sen.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

337. “Ðây điều lành Ta dạy,
Các người tụ họp đây.
Hãy nhổ tận gốc ái
Như nhổ gốc cỏ Bi.
Chớ để ma phá hoại,
Như giòng nước cỏ lau.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

338. “Như cây bị chặt đốn,
Gốc chưa hại vẫn bền
Ái tùy miên chưa nhổ,
Khổ này vẫn sanh hoài.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

339. “Ba mươi sáu dòng Ái (1),
Trôi người đốn khả ái.
Các tư tưởng tham ái.
Cuốn trôi người tà kiến.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

340. “Dòng ái dục chảy khắp,
Như giây leo mọc tràn,
Thấy giây leo vừa sanh,
Với tuệ, hãy đoạn gốc.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

341. “Người đời nhớ ái dục,
Ưa thích các hỷ lạc.
Tuy mong cầu an lạc,
Họ vẫn phải sanh già.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

342 “Người bị ái buộc ràng,
Vùng vẫy và hoảng sợ,
Như thỏ bị sa lưới.
Họ sanh ái trói buộc,
Chịu khổ đau dài dài.”

user posted  image

343. “Người bị ái buộc ràng,
Vùng vẫy và hoảng sợ,
Như thỏ bị sa lưới.
Do vậy vị tỷ kheo,
Mong cầu mình ly tham
Nên nhiếp phục ái dục.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

344. “Lìa rừng lại hướng rừng (2)
Thoát rừng chạy theo rừng.
Nên xem người như vậy,
Ðược thoát khỏi buộc ràng.
Lại chạy theo ràng buộc.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

345. “Sắt, cây, gai trói buộc
Người trí xem chưa bền.
Tham châu báu, trang sức
Tham vọng vợ và con.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

346. “Người có trí nói rằng:
“Trói buộc này thật bền.
Rì kéo xuống, lún xuống,
Nhưng thật sự khó thoát.
Người trí cắt trừ nó,
Bỏ dục lạc, không màng.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

347. “Người đắm say ái dục
Tự lao mình xuống dòng
Như nhện sa lưới dệt.
Người trí cắt trừ nó,
Bỏ mọi khổ, không màng.”

user posted  image

348. “Bỏ quá, hiện, vị lai,
Ðến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

349. “Người tà ý nhiếp phục,
Tham sắc bén nhìn tịnh,
Người ấy ái tăng trưởng,
Làm giây trói mình chặt.”

user  posted image

350. “Ai vui, an tịnh ý,
Quán bất tịnh, thường niệm,
Người ấy sẽ diệt ái,
Cắt đứt Ma trói buộc.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

351. “Ai tới đích, không sợ,
Ly ái, không nhiễm ô
Nhổ mũi tên sanh tử,
Thân này thân cuối cùng.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

352. “Ái lìa, không chấp thủ.
Cú pháp khéo biện tài
Thấu suốt từ vô ngại,
Hiểu thứ lớp trước sau.
Thân này thân cuối cùng
Vị như vậy được gọi,
Bậc Ðại trí, đại nhân.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

353. “Ta hàng phục tất cả,
Ta rõ biết tất cả,
Không bị nhiễm pháp nào.
Ta từ bỏ tất cả
Ái diệt, tự giải thoát.
Ðã tự mình thắng trí,
Ta gọi ai thầy ta?”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

354. “Pháp thí, thắng mọi thí!
Pháp vị, thắng mọi vị!
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ!
Ái diệt, dứt mọi khổ!”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

355. “Tài sản hại người ngu.
Không người tìm bờ kia
Kẻ ngu vì tham giàu,
Hại mình và hại người.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

356. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
Tham làm hại người đời.
Bố thí người ly tham,
Do vậy được quả lớn.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

357. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
Sân làm hại người đời.
Bố thí người ly sân,
Do vậy được quả lớn.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

358. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
Si làm hại người đời,
Bố thí người ly si,
Do vậy được quả lớn.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái

359. “Cỏ làm hại ruộng vườn,
Dục làm hại người đời.
Bố thí người ly dục,
Do vậy được quả lớn.”

Kinh Pháp Cú Phẩm Tham Ái
Nguồn: Loiphatday.com

5/5 - (1170 bình chọn)

Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.

Các bình luận
  1. Đông Âu

    29/08/2020 lúc 12:54 sáng

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏
    Con xin kính tri ân công đức những người đã trao truyền và chia sẻ lời dạy của Đức Phật 🙏

Nội Dung Mới

  • Pháp chủ giáo hội phật giáo Việt Nam là ai?
  • Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?
  • Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2023 là ngày nào? Văn khấn cúng lễ Vu Lan
  • Chú Vãng Sanh có công năng gì? Thần Chú Vãng Sanh tiếng Việt, Phạn
  • Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Vì sao nên niệm danh hiệu Ngài?
  • Có nên đốt vàng mã cho người quá cố?
  • Niệm Phật có mang lại phước báu?
  • Khách trọ trần gian
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Trọn Bộ)
  • Tập tục Cúng Cô Hồn vào tháng 7 Âm Lịch

Nội Dung Hay

  • Tham lam là liều thuốc độc
  • Lý giải nhân duyên vợ chồng cha mẹ con cái
  • Những câu chuyện về nhân quả
  • Phim Buddha Tập 4 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phim Buddha Tập 39 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Phim Buddha Tập 25 – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Lồng Tiếng
  • Kinh Pháp Cú 18 – Phẩm Cấu Uế
  • Cõi Phật A Di Đà có thật không?
  • Lời Phật Dạy về đạo đức gia đình
  • Kệ Pháp Cú (Phẩm Song Yếu – 2)
  • Chuyên Mục

    • Hình Phật
    • Kinh Phật
    • Nhạc Thiền
    • Nhân Quả
    • Niệm Phật
    • Pháp Âm
    • Phật Học
    • Phim Truyện
    • Thuyết Pháp
    • Tri Thức
    • Truyện Phật
    • Văn Phòng Phẩm

    Kính chúc quý vị thân tâm an lạc khi đến với Website Lời Phật Dạy! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Mọi đóng góp và ý kiến xin quý vị vui lòng liên lạc địa chỉ email: loiphatdayorg@gmail.com.